Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

Thơ Tranh: Nỗi Lòng Cha Mẹ


Thơ: Lê Kim Hiệp
Thơ Tranh: Kim Oanh

Cuộc Đời Má



Mâm cơm với mớ lòng tong
Nuốt trôi đạm bạc no lòng bữa ăn
Chân chim đôi mắt nếp nhăn
Lem nhem khói bếp không ngăn lệ trào
Căn nhà trống trước dột sau
Những hôm trăng sáng lọt vào mái tranh
Đời má quên cả xuân xanh
Chắt chiu hạnh phúc trọn dành thủy chung
Tâm hương quyện cõi muôn trùng
Hồn thiêng quấn quýt vui cùng đàn con

Giỗ má trọn niệm bình yên

Kim Phượng

(24.9 Ngày giỗ Má)


"Ráng Nên Người Nhe Con"

Năm con gái được 16 tuổi, một hôm đón con tan học, trên đường về nhà con gái hỏi: 
- Mẹ mấy tuổi con yêu được hả mẹ?
Thoáng chút giật mình, tôi nhanh chóng trả lời
- Mẹ đâu thể nào định 16,17 hay 20 tuổi hả con, mẹ đâu ép buộc được trái tim, nhưng ...
Chưa kịp dứt câu, con gái tiếp lời tôi "...nhưng phải học hả mẹ"
Lòng mừng thầm và tôi tiếp
- Đúng vậy con, con chỉ còn học có 6 năm thôi, và sau đó con có thể yêu cả đời.  
- Dạ
Liếc nhìn sang cạnh bên, thấy nét mặt con gái tươi vui có vẽ hài lòng vì tôi không ngăn cấm, miệng nhép nhép hát. Tôi biết là con gái đang vương vấn hình bóng nào rồi....  

Cuối tuần tôi gặp Linh Mục tinh thần, Cha tư vấn học sinh một trường Trung học của Úc, Cha dìu dắt gia đình tôi những lúc bất an, những lúc nan giải về bất cứ vấn đề gì.
Tôi thuật lại Cha nghe mẩu đối thoại của hai mẹ con tôi, vì tôi không biết mình trả lời như thế có đúng không. Cần Cha tư vấn thêm về tâm lý thanh thiếu niên trong thời gian sắp tới.
Đột nhiên Cha hỏi lại tôi
- Vậy hồi xưa chị biết yêu lúc mấy tuổi? 
Ái da khó đa, tôi cười cười gãy đầu, Cha tiếp
- Chị trả lời đi, gãy đầu chi....
- Dạ thì năm 16 tuổi. 
- Vậy Bà (Má tôi) nói gì với chị?
- Dạ Má con nói, con gái lớn thì có bạn trai, nếu có thì mời về nhà trò chuyện. Đừng hò hẹn bên ngoài. Nếu người nào thương con thì phải lo học và ngược lại con cũng vậy.  Phải nghĩ tới tương lai sau này...
- Vậy rồi người đó học giỏi không?  và chị học giỏi không? 
- Dạ có thưa Cha, má con không bao giờ cấm đoán con cái, má đặt lòng tin vào con nên con không làm gì trái ý má con. Con lo học sói đầu luôn..hi.hi...
Cha vỗ tay, cười thật tươi.
- Bà hay thật, tôi thấy xã hội Việt Nam ngày xưa chưa có Bác sĩ Tâm Lý, vậy mà bà tâm lý hết sức. Qua những câu chuyện trong gia đình các chị kể tôi nghe về Ông Bà, tôi thấy các chị may mắn có mẹ như bà.
- Bây giờ tôi nghĩ, chị áp dụng những gì bà dạy, chị truyền lại cho con gái chị là thành công.
- Vậy hả Cha.
- Chắc chắn chị cứ làm theo y bà đã làm.
- Dạ con cám ơn Cha.
Tôi vừa xúc động vừa hảnh diện về má tôi. tủm tỉm cười hài lòng ... 
Mà cũng may thật, từ đó con gái cặm cụi lo học, cho đến đại học, con mới nói mẹ, con có bạn trai, đưa về nhà được không mẹ. Vui lòng thôi!
Dần dần, tôi cảm nhận vai trò làm mẹ làm cha đỡ vất vã hơn, hội nhập theo tập quán của Úc hoà đồng với lớp trẻ, nhưng cũng cố gắng giữ những cái hay cái đẹp của Việt Nam mình để có nề nếp.
Theo tôi nhận xét trong tâm của con cái cũng cảm thấy nhẹ nhàng, gần gũi, sẻ chia, cảm thông với mình hơn. Đầu óc các con thư thả cũng hấp thụ việc học hành dễ dàng hơn.
Đúng vậy, từ đó tôi hướng dẫn các con theo những giáo điều mà tôi được thừa hưởng từ ba má.

Nhớ chuyện trước đây, khi ba má tôi định cư ở Úc, hàng ngày ba má ôm tập đi học Anh văn, ròng rã không ngơi. Chiều ăn cơm xong, ôm cuốn tự điển, quyển tập, xem tivi giờ tin tức , chữ nào không hiểu ba má cứ tra tự điển riết...
Má nói, "tại sao mình bắt con cháu học tiếng Việt để nó hiểu mình. Vậy tại sao mình không học tiếng Anh để mình hiểu con cháu". Thế là những ngày nghĩ hè. Ông bà cháu thay phiên nhau học hỏi. Cũng chính điểm này mà con cháu gần gũi thương yêu ông bà rất nhiều....
Ông bà qua đời lâu rồi, hành năm đến ngày giỗ tụ họp nhau nhắc nhớ, các con cháu nhắc nhiều chuyện cười ra nước mắt..... 

Thêm chuyện đứa con trai đi làm xa, hẹn mẹ lên lên Skype tâm sự. Tôi hỏi
- Con đang làm gì đó?
- Con đang xem youtube cải lương
Giật mình, lòng tự hỏi ủa sao lạ vầy nè, tôi cười tiếp
- Con xem tuồng gì?
- Bên Cầu Dệt Lụa, Thanh Nga Thanh Sang hát hay lắm mẹ ơi...., 
- Mà sao hôm hay nghe cải lương rồi?
- Hôm nay giỗ ngoại, con nhớ ngoại, ngoại hay nghe cải lương, nên nghe đở nhớ........
Tôi đang cười ...bổng nhiên rơi nước mắt. Giọt nước mắt vừa buồn lại vừa vui..... Buồn nhớ Bamá và vui vì sự hiếu thảo của con trai không quên ông bà ngoại.


Má ơi, hôm nay là ngày giỗ của má, má ra đi đã 14 năm, nhưng hình ảnh của bamá vẫn mãi mãi trong trái tim của con cháu. Con có diễm phúc như hôm nay là nhờ công sinh thành dưỡng dục của Bamá. Những ơn đức bamá đã trao trọn chẳng những cho đời con mà cả đời cháu của bamá nữa.
Thắp ngọn nến, con nguyện cầu má mãi mãi hạnh phúc cùng ba và vui hưởng thảnh thơi nơi cõi Thiên đàng. Xin bamá yên lòng về những gì bamá hằng mong "ráng nên người nhe con".
Con cảm ơn bamá " đã cho các cháu nên người".
Con nhớ Má.

Thắp lên ngọn nến lung linh
Nguyện cầu Ba Má Thiên đình thảnh thơi
Chúng con khắc nhớ từng lời
Công ơn dưỡng dục để đời cháu con

Kim Oanh
Giỗ lần thứ 14 của Má - (24/9/2002 - 24/9/2016)

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Dư Âm

Bài Xướng Liên Hoàn Đảo Vận:

Kỷ niệm buổi họp mặt Vườn Thơ Thẩn lần II 

Em Kim Oanh mến tặng chị Kim Dung đến với Vườn Thơ Thẩn. Chúc chị vui khoẻ sáng tác nha

Thơ:Trần Thị Kim Dung
Thơ Tranh: Kim Oanh
***

Họa Vận:
Chào Đón Kim Dung


Mùa thu một sáng nắng hanh vàng,
Hội ngộ vườn thơ khách điểm trang.
Cao Lãnh nôn nao mừng chị đến,
Sài Gòn háo hức đón anh sang.
Đợi mong đất Vĩnh xôn xao đón,
Kết nối Bến Tre rộn rã đàn.
Xướng họa đôi câu như hiệp nữ
Tương phùng men rượu nghĩa chan chan!

Tương phùng men rượu nghĩa chan chan,
Ngưỡng mộ bấy lâu ước hợp đàn.
Thơ Thẩn vườn ai chân dạo đến,
Long Hồ bến đổ bước ngang sang.
Nhẹ nhàng lục bát gieo bao vận,
Lắt léo Đường thi thoắt mấy trang.
Có phải Kim Dung chiêu hiệp khách,
Giang hồ tiếu ngạo vững như vàng!

Đỗ Chiêu Đức
***
Dư Âm Hội Ngộ Kỳ 2 (09/14/2016)


Trung Thu vằng vặc ánh trăng vàng,
Thơ Thẩn Vườn ta được điểm trang.
Bằng hữu Âu tây nay đã tới,
Anh em, tỷ muội, sớm đà sang.
Thi từ xướng họa câu Đường luật,
Tứ tuyệt, thất ngôn, nhạc khúc đàn.
Phong phú Long Hồ thêm bạn mới,
Đinh Lăng hảo tửu cá canh chan!

Đinh Lăng hảo tửu cá canh chan,
Họp mặt đông vui rộn tiếng đàn.
Mặc khách xe đò vô bến... tới,
Tao nhân lội bộ bước chân... sang.
Hàn huyên cảm động Vườn Thơ Thẩn,
Tâm sự vui buồn kể mấy trang...
Vạn sự khởi đầu... ai cũng vậy,
Thi nhân góp mặt... quý như vàng.

Mai Xuân Thanh
Ngày 18 tháng 09 năm 2016
***
Cảm Xúc Họp Mặt Lần 2

Đinh Lăng sắc tửu lung linh vàng
Chấm phá Hội Nhà nét diễm trang
Bạn ở Sài Gòn Sông Hậu đến
Người nơi Cao Lãnh Bến Tre sang
Vườn Còng hớn hở mừng thân hữu
Xứ Vĩnh hân hoan rộn tiếng đàn
Chờ đợi năm dài nay tái ngộ
Kỳ hoa dị thảo nghĩa tình chan

Kỳ hoa dị thảo nghĩa tình chan
Mừng hội lần hai trổi khúc đàn
Đôi chén tao phùng anh nhấp cạn
Mấy lời cảm kích chị tìm sang
Say men cất giọng vui vài khúc
Mến bạn đề thơ vội ít trang
Chưa thoả lòng nhau trời đã xế
Chia tay mãi nhớ phút giây vàng

Quên Đi
***
Dư Âm 
Nương vận họa
Với chớm thu qua lá nhuốm vàng
Với trăng mười bốn đẹp thôn trang
Với em áo lụa đôi tà phất
Với cánh hoa ngâu bướm lượn sang
Với cả khung trời mang sắc tím
Với nguyên con suối rộn cung đàn
Với người yêu dấu anh ươm mộng
Với chị hằng nga vui ắp chan…
Với chị hằng nga vui ắp chan
Với lời âu yếm rộn tơ đàn
Với lòng thanh khiết xin trao gởi
Với ý chân thành tiếp chuyển sang
Với sự lo âu tình đất nước
Với khâu trắc ẩn cảnh nông trang
Với đây quả thật là tê tái
Với những tan hoang giấc mộng vàng.

Thái Huy
***
Dư Âm 3  

Ánh rạng chân trời rộn rã sang
Ngày thu mát dịu sắc thu vàng
Miền Tây lục tỉnh* về tao ngộ
Hải ngoại* đô thành* hợp phối trang
Nối mạng đường dài thầy gióng tiếng
Hòa dòng face-blog bạn lên đàn
Âm vang giọng nói đầy thương mến
Điểm mặt ghi hình ảnh chứa chan!

Đất Vĩnh ghi nhiều ảnh chứa chan!
Tình thơ luyến vọng nghĩa thi đàn
Tàu lay quán mộng hồn lâng cảm
Phút tiễn tình lưu cảnh trí trang
Gió nhẹ heo may tràn phố vắng
Chiều loang bóng ráng trộ hoa vàng
Lòng xao xuyến nhớ ngàn hương lạ
Giấc ngủ mơ mòng lạc bước sang!


Nguyễn Đắc Thắng
20160919
* Lục tỉnh= các tỉnh Đồng Tháp (Cao Lãnh), Bến Tre
* Hải ngoại = Yên Dạ Thảo (Canada) 
* Dô thành = Sài Gòn, Cần Thơ (thời VNCH, Sàigòn gọi thủ đô, Cần Thơ gọi Tây đô)
***

Vẫn Còn Mãi Dư Âm

"Dư âm buổi hội vẫn còn
Chút gì để lại ...héo hon cỏi long
Người về...có nhớ gì không ?
Riêng ta ...thì vẫn nhớ mong dáng người!
Câu thơ ý viết mấy lời
Năm sau hội ngộ ta thời gặp nhau"
Mới chớm vào Thu có lá vàng
Vườn thơ họp bạn đã qua trang
Dư âm hội ngộ còn vương vấn
Ký ức ngày vui cũng bước sang
Chai rượu Đinh Lăng mời chén cạn
Gói trà "Chiêu Đức"* đãi văn đàn
Tơ lòng rung cảm đâu là bến ?
Một chút tri âm cứ rộn ràng **

Một chút tri âm cứ rộn ràng
Từ lâu mơ ước Vĩnh Long sang
Nơi đây,qui tụ" vườn thơ thẩn"
Phương đó,dừng chân kết bạn đàn
Con chữ ghép thành đâu mấy đoạn
Ý lời góp nhặt được đôi trang
Trông vời biển rộng còn sai sót
Xướng họa giao tình dạ chứa chan

Song Quang

*Gói trà "Chiêu Đức"gói trà do thi hữu Đỗ Chiêu Đức gởi tặng ngày hội ngộ của VTT
**Hai chữ sau cùng "rộn ràng" có thay đổi cho phù hơp với ý của câu thơ.

Vườn Thơ Trổ Hoa



(Chúc mừng chị Trần Thị Kim Dung, một Bông hoa mới trong Vườn Thơ Thẩn)

Ồ lạ! Thu về lại trổ hoa
Thoảng hương dìu dịu khắp vườn nhà
Hoa tình hoa nghĩa cao vời vợi
Sắc đậm sắc đà quyện thiết tha
Đất Vĩnh Kim Dung từng đã đến
Bến Tre Kim Phượng một lần qua
Cạn ly tương ngộ duyên thì chửa
Gặp gỡ tâm hồn chợt nhận ra

Kim Phượng
***
Các Bài Họa:

Vườn Thơ Thẩn Trổ Thêm Hoa

Trong Vườn Thơ Thẩn trổ thêm hoa,
Chị mới ghé chơi dạo khắp nhà.
Sáng tác thơ liên hoàn bát cú,
Câu Đường luật đối chỉnh không tha.
Vĩnh Long đúng hẹn anh em đến,
Hội ngộ nhớ ngày bạn hữu qua.
Hảo tửu Đinh Lăng nghe hấp dẫn,
Chia tay rồi thấy nhớ thương ra...

Mai Xuân Thanh
***
Vườn Thu Vẫn Nở Hoa


Thu về,vườn vẫn trổ đầy hoa
Thoang thoảng hương bay khắp cả nhà
Duyên dáng Cúc vàng đang nở nụ
Dịu dàng Cau trắng thiết cùng tha
Tao phùng,hải ngoại luôn lòng nhớ
Hội ngộ quê nhà có thấy qua
Nếm thử Đinh Lăng thì chửa nhắp
Mà tình "thơ thẩn" đã nhìn ra

Song Quang
***
Bài Họa y Đề:

Nghe tiếng vườn thơ trổ lắm hoa
Kết tình giao hảo mới sang nhà
Phong lan quí phái hình tao nhả
Thủy trúc điệu đàng dáng thướt tha
Sắc thắm gọi mời thân hữu đến
Hương nồng níu bước bạn đường qua
Một lần hội ngộ muôn thu nhớ
Cánh cổng thi đàn đã mở ra

Trần Thị Kim Dung

***
Quê nghèo vẫn nở lắm loài hoa
Tự khắp miền khơi đến ngõ nhà
Vạn cánh phô đài khoe nét thắm
Trăm màu tỏa sắc nhú mầm ra
Ươm nguồn nhiệt đới hương đầm ấm
Dựa thế sông hồ dáng thướt tha
Rộng cửa Vườn Thơ chào tiếng gọi
Thêm dày áo đẹp điểm đường qua!

Nguyễn Đắc Thắng



Sao Gọi Là Vãng Long Mà Không Gọi Là...?

(Văn Thánh Miếu Vĩnh Long)
Trong thi văn của người Vĩnh Long, thỉnh thoảng chúng ta bắt gặp từ "Vãng Long" thay thế cho tên Vĩnh Long. Sao có tên gọi như thế!?. Nửa như thân quen, nửa chừng lạ lẫm.

Cái tên "chợ Dãn" thật nôm na, mộc mạc như người dân quê Vĩnh Long; tôi được nghe lần đầu từ lúc lên 6 - 7 gì đó, cách gọi tên Vĩnh Long của Nội và Ngoại, đến nay đã dư 60 năm. Như thế từ "Vãng Long" theo cách nói của giới văn thi sĩ (là Dãn Long theo cách nói của người dân Vĩnh Long) đã xuất hiện ít nhất cũng trên 65 năm.
Sau này, khi vào Trung học, tôi cũng bắt gặp tên "Vãng Long ", khi muốn truy tìm nguồn gốc của từ "Vãng" này thì không còn ai để hỏi. Nội, Ngoại tôi đều qua đời (tính đến nay Ông, Bà đã gần 150 tuổi). Do đó tôi chỉ còn cách tìm hỏi ở những bậc cha chú, cả những nhà trí thức đứng tuổi; sinh sống lâu đời ở Vĩnh Long. Tất cả đều hoài công. Không ai có thể giải đáp thắc mắc này.
Phải tự dựa vào chính mình thôi.
Tôi cho rằng từ "Vãng" có hai xuất xứ. Xuất xứ thứ nhất là do những vị có học thức; vì từ Vãng là từ Hán Việt. Xuất xứ thứ hai do giới bình dân kém học.

1-  Xuất xứ do những Vị có học thức đặt:


- Truy tìm từ các sách, bài viết nói về lịch sử hình thành Vĩnh Long. Trong tất cả các tài liệu, tôi chỉ tìm thấy các tên đặt của triều Nguyễn theo thứ tự: châu Định Viễn, Hoành Trấn, Vĩnh Trấn, Vĩnh Thanh, và Vĩnh Long là tên sau cùng. Không thấy tên nào liên quan đến chữ "Vãng".                        
Không có lời giải, tôi quay sang truy nguyên từ gốc trong tự điển Hán Việt.
- Truy từ Tự Điển Hán Việt ở hai quyển tự điển Hán Việt của Đào Duy Anh và Thiều Chửu:
vãn : cuối, hết, chiều tối, tiếng xưng hô với người lớn tuổi hơn (vãn bối, vãn sinh..)
vãng : Đã qua, đi đến, cái đã qua rồi.

2- Xuất xứ do giới bình dân kém học.

Tôi nghĩ đến phát âm của người Miền Tây có thể Vãn hay Vãng đọc thành "dãn" chăng? Lại tiếp tục tìm hiểu chữ "dãn". Cũng hoài công, từ " dãn" này là một từ Nôm thuần tuý, cũng không hề liên quan gì đến lịch sử hình thành Vĩnh Long, hay tên của một người có tiếng tăm ở vùng đất này.
Ở nước ta không thiếu gì những địa danh rất ư là quê mùa dân dã, do giới bình dân lấy tên từ người hay thú để đặt, như chợ Bà Chiểu, ngã năm chuồng chó, rạch ông Hội, cầu Bà Tồn...Bỗng nhiên tôi chợt nhớ đến tên một vị quan lớn, tên tuổi của ông gắn liền với mảnh đất hiền hoà này. Đó là Phan Thanh Giản. Cụ từng giữ các chức vụ lớn ở triều Nguyễn như Thượng Thư Bộ Lại, Thượng Thư Bộ Binh...Năm 1850, được cử vào trấn nhậm Nam Kỳ cùng Nguyễn Tri Phương, sau đó giữ chức Kinh Lược Sứ Nam Kỳ. Dinh của Người đặt ở Vĩnh Long. Trong thời gian ở Vĩnh Long, Ông đã làm rất nhiều việc lợi ích cho nơi đây, nhất là về văn học, Ông cùng quan phụ tá là Nguyễn Thông xây dựng Văn Thánh Miếu. Văn Thánh Miếu được bảo tồn và gìn giữ đến ngày nay. Tên tuổi của ông thực sự đã gắn liền với vùng đất này.

Kết Luận


Tôi còn nhớ như in, mỗi khi Nội tôi từ Phú Phụng hay Ngoại từ Mai Phốp lên chơi, thường nói: Lên trên "Dãn" thăm cháu. Những Bà con dưới quê khi đi chợ Vĩnh Long đều nói là "đi chợ Dãn", theo cách nói của dân quê chứ không hề nói "đi chợ Vĩnh Long".

Từ những tìm hiểu qua tài liệu cũng như trong thực tế, tôi nhận thấy:
-  Từ "Vãn hay Vãng" nếu xét về nghĩa theo Hán Việt hay Lịch sử, đều không hề dính dấp gì đến cái tên Vĩnh Long; không phải do người Vĩnh Long đặt ra, vì dân ở đây chỉ phát âm "d" chứ không thể "v"
- "Vãng" có thể đọc trại từ chữ "Vĩnh" chăng? Điều này tôi cố tìm trong thơ, văn, sách ..., nhưng không hề thấy tài liệu nào ghi Vãng do chữ Vĩnh mà ra. Có lẽ do biển chữ mênh mông nên tôi chưa thể tìm ra.
- Từ "dãn" cũng thế, một từ Nôm thuần tuý, không hề liên quan gì đến lịch sử hình thành các tên gọi của tỉnh Vĩnh Long.
- Như nói ở trên người dân quê chúng ta hay lấy tên những người có tiếng tăm để đặt tên cho các địa phương. Nên bà con Vĩnh Long đã lấy tên Cụ Phan gọi thay cho Vĩnh Long, với lối phát âm của địa phương, nên Chợ Giản được mọi người nói là Chợ Dãn (cách phát âm "v" hay "gi" của người Miền Tây thành âm "d").
Có lẽ Vãng Long hay Dãn Long xuất phát từ trường hợp này chăng?

Với quan điểm cá nhân từ những phân tích và suy luận, tôi cho rằng tên gọi Giản Long là hợp lý hơn cả (dân địa phương phát âm là Dãn Long) .
Nếu Bà Con, Anh, Chị, Em nào có thể tìm được Tư Liệu giải thích được tên gọi Vãng Long, xin giới thiệu đến để mọi người cùng trao đổi và học hỏi.

Huỳnh Hữu Đức Biên Khảo

(Tài Liệu tham khảo: Vĩnh Long Xưa Và Nay của Huỳnh Minh 1967, Google Wikipedia)

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Cho Người Tình Lỡ - Hoàng Nguyên - Tuấn Ngọc

Thế là hết, nước trôi qua cầu
Đã chìm sâu những tháng ngày đắm mê
Thôi đành quên, những tiếng yêu đầu
Những lời yêu ấy nay đã quá xa.



Sáng Tác: Hoàng Nguyên
Ca Sĩ: Tuấn Ngọc
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình

Ta Mời Em Dừng Lại



Ta mời Em dừng lại
bởi mình người Việt-Nam
dễ dàng câu thông-cảm
tâm-sự nặng cưu-mang

Ta mời Em dừng lại
cho ta tỏ chút tình
tình quê-hương chan-chứa
lâu rồi, ta lặng thinh

Ta mời Em dừng lại
ôn lịch-sử giống nòi
gương hy-sinh trung-dũng
bốn nghìn năm chưa thôi

Ta mời Em dừng lại
cho ta kể chuyện tình
nuôi ta thời thơ dại
còn dấu kín trong tim

Ta mời Em dừng lại
hơn ba năm dài qua
ba năm dài tranh sống
trên mãnh đất lạ-xa

Ta mời Em dừng lại
nghe vài bản nhạc buồn
xót-xa em tuổi dại
đả thành kẻ tha-hương

Ta mời Em dừng lại
hát bài ca cộng-đồng
"Việt-nam hai câu nói
sau cùng khi lìa đời..." *

Ta mời Em....mời mãi
trời bừng sáng hôm nay.

Võ Phan Trung
1978
(*) Lời bản Việt-Nam Việt Nam, nhạc Phạm-Duy.

Niệm Thiên Địa Chi Du Du (Trích Nhật Ký Rời)


Sài Gòn, Một Ngày cuối Tháng 8 /2016
Ngày 08/12/1954 từ Bắc vào Nam đặt bước chân đầu tiên đến Sài Gòn, nắng sáng mưa chiều ,đầu xanh, môi hồng, má đỏ. Hôm nay, ngày 08/29/2016 , một trong những ngày đầu lần này, từ Hoa Kỳ về , "Ðầu bạc thời thanh phản cố hương " (thơ xưa) , tóc xanh nay đã bạc trắng mới về, Sài Gòn đã không còn như xưa, dù vẫn sáng nắng chiều mưa, khép lại một vòng sinh nhai 62 năm gió bụi.

Vần còn nhớ 20 năm là một nhà giáo dạy toán trung học từ 1955 đến 1975, thời gian có nhiều kỷ niệm đẹp về Tình Nghiã Thày Trò. Và, một bài toán chưa tìm được đáp số. Phương thức truyền bá kiến thức nào thích hợp và hiệu quả cho học trò trung học vượt qua được rào cản thi cử để có được một căn bản vững chắc có thể bay nhảy ở tầm đại học mà không phải là cách dạy kinh điển nhồi sọ áp đặt?
Vẫn còn nhớ buổi ban đầu nơi xứ người, mất gốc, không có căn bản kiến thức chuyên môn, phải vất vả đêm ngày,vừa làm vừa học, để chu toàn nhiệm vụ một chuyên viên thiết kế hệ thống điện toán cho một hãng điện thoại viễn liên trong 20 năm từ 1980 đến năm 2000. Những vui buồn nghề nghiệp . Và, một giấc mộng không thành . Một hệ thống truyền thông vượt qua trở ngại không gian, thời gian, và ngôn ngữ, ví dụ như cho một người Việt nói tiếng Việt ở Việt Nam hay ở bất cư đâu có thể nói chuyện và hiểu nhau ngay được cùng một lúc với một người Mỹ nói tiếng Mỹ ở Hoa Kỳ. 

Và, bây giờ, từ ngày nghỉ hưu đầu năm 2000 cho đến nay, đã tuổi già, đã lúc quên lúc nhớ , nhưng vẫn còn biết ân hận về các trách nhiêm chưa tròn đối với gia đình. Vẫn thường lúng túng không biết ăn ở thế nào cho phải, cho khỏi phiền lòng vợ con và moị người. Vẫn còn theo sách vở xưa không còn hợp thời nữa. Vẫn chưa buông bỏ được những vui buồn thế tục. Tệ hại nhất là vẫn thường có những giây phút tưởng như chỉ có một mình ."Tiền bất kiến cổ nhân / Hậu bất kiến lai giả / Niêm thiên địa chi du du / Ðộc sảng nhiên nhi thế há (Ðăng U Châu Ðài Ca - Trần Tử Ngang - Ðời Ðường) . Nhìn trước người xưa đâu mất / Ngó sau không thấy một ai / Lạc lõng giữa trời thiên cổ / Một mình đứng khóc vu vơ. 

Vâng, có thực vậy sao, có thực như vậy sao, giữa đất trời mênh mang vô tận, nước mắt nào đổ xuống cho vơi bớt được nỗi bơ vơ của một kẻ ly hương ở những ngày tháng còn lại này?

Phạm Khắc Trí

Cảm Thương Ghi Vội


Cảm xúc ghi vội mấy câu kính tặng thầy.

Xướng:Cảm Thương Ghi Vội
           
Đọc thơ những muốn đến ôm thầy
Ước được giờ người cũng ở đây
Nấu nước củi tre ôn chuyện cũ
Pha trà ấm sứ học lời hay
Hồn xưa sót lại đời chia nẻo
Nghĩa trọng thương hơn buổi xẻ bầy
Tìm lại những gì ta đã mất
Dù nay sư đệ tóc như mây!

Cao Linh Tử
16/9/2016
***
Các Bài Họa:
Rất cảm động nên có đôi lời cùng huynh.
Chia Sẻ Cùng 

Có dịp nào đâu để viếng thầy?
Làm dân lưu lạc đến nơi đây.
Trong lòng luôn nhớ điều răn đẹp
Tất dạ ghi sâu phép tắc hay.
Nay ngẫm cảnh mình hơi lẻ phận
Chừ xem thơ bạn lại thương bầy.
Đời qua đôi lúc quay nhìn lại,
Như một trang buồn vẽ bóng mây!

Hoành Trần
16/9/16
***
Thương bác thợ mộc Cao Linh Tử đã quên cuộc vui để đóng hòm từ thiện

Cảm Thương

Cám ơn thương mến viết cho thầy

Lòng muốn đi về, thật khó đây 
Tuổi hạc liều xiều người có thấu?
Cái già gậm nhấm ai nào hay!
Nhớ hoài áo trắng khi tan lớp
Khóc hận quê hương lúc rã bầy.
Đất khách thu buồn nhưng đẹp lắm!
Một mình thơ thẩn gió cùng mây

Mailoc
9-15-2016
***
1/ Cảm Thông

Cảm tác bài thơ đẹp... của thầy,
Chứa chan tình cảm buổi xưa đây.
Ly hương ổn định an cư... Mỹ,
Đất khách sinh cơ lạc nghiệp... hay.
Hội ngộ anh em vui tỷ muội,
Vĩnh Long bằng hữu cạn ly đầy.
Chúc mừng viên mãn ... ngày sum họp,
Hạnh phúc bên nhau...mái tóc mây!

2/ Tôn Sư Trọng Đạo

Trọng Đạo, tôn Sư, quý mến thầy,
Văn chương chữ nghĩa cũng từ đây.
Buổi xưa học hỏi, thường khen ...giỏi,
Thế sự thăng trầm mới hiểu ...hay.
Thời loạn biệt ly, mà rã đám,
Hòa bình lưu lạc, cũng tan bầy.
Bèo trôi lạnh lẽo xuôi dòng nước,
Vóc hạc nhành mai, điểm tóc mây...

Mai Xuân Thanh

Ngày 16 tháng 09 năm 2016
***
Đồng Cảm

Tuy tui chẳng được tiếng làm Thầy
Nhưng thấy xướng rồi họa ở đây !
Cảm động vô cùng lời thắm thiết
Chân thành chia sẻ viết bài hay
Ước mơ cả nhóm" vườn thơ thẩn"
Mong muốn thi nhân kết hợp bầy
Chữ nghĩa vô tình luôn nối kết
Đâu phân già trẻ có trời mây

Song Quang
***
Cám Nghĩa Sư Đồ

Thơ Thẩn Cao Linh nhớ đến thầy,
Sư đồ thắm thiết nghĩa là đây.
Nhớ xưa giảng dạy bao điều tốt,
Tưởng lúc học hành mọi lẽ hay.
Cứ ngỡ mãi luôn ơn tắm gội, *
Nào ngờ có lúc phải tan bầy.
Phương trời cách biệt bao mong nhớ,
Ngàn dặm thôi đành ngắm bóng mây!

Đỗ Chiêu Đức
*Lấy ý ở thành ngữ " Xuân Phong Hóa Vũ 春風化雨 ": Xuân Phong là gió xuân, chỉ sự Giáo dục. Hóa Vũ chỉ Mưa kịp lúc. Xuân Phong Hóa Vũ chỉ Được sự giáo dục ân cần tận tâm khiến người học như được tắm gội trong mưa xuân mát mẻ thoải mái.

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

Cuồng Si - Thơ:Quách Như Nguyệt - Phổ Nhạc:Ngô Bảo Quốc


Thơ:Quách Như Nguyệt 
Phổ Nhạc:Ngô Bảo Quốc
Tiếng Hát: Tâm Thư


Vọng Phu Sơn - 望夫山


1/ Vọng Phu Sơn  -  Lưu Vũ Tích


LƯU VŨ TÍCH (772-842), tự là Mộng Đắc, là một Văn học Gia và là một Nhà Thơ lớn của đời Đường. Thơ của ông rất bình dân giản dị, nhưng lại rất thanh tân, sắc xảo à hàm súc, giỏi dùng phép tỉ hứng như trong ca dao, nên dễ đi sâu vào lòng người đọc. Ông giỏi về các thể thơ dân gian như " Trúc Chi Từ " ( Vè Cây Tre ), " Dương Liễu Chi Từ " ( Vè Nhánh Liễu ), " Lãng Đào Sa " ( Vè Sóng Vỗ Cát Trôi ) đều mang nặng đặc tính Dân Ca, là một trường phái đặc biệt và mang lại sinh khí mới cho thơ Đường, có ảnh hưởng rất lớn đến các thi nhân đời sau, như các bài " Ô Y Hạng ", " Thạch Đầu Thành ", " Liễu Chi Từ "...
Sau đây, xin mời tất cả cùng đọc bài Vọng Phu Sơn cũng rất nổi tiếng của Ông nhé!

望夫山                    VỌNG PHU SƠN

終日望夫夫不歸, Chung nhật vọng phu phu bất quy,
化為孤石苦相思。 Hóa vi cô thạch khổ tương ti (tư).
望來已是幾千載, Vọng lai dĩ thị kỉ thiên tải,
只似當時初望時。 Chỉ tự đương thời sơ vọng thì.
劉禹錫                     Lưu Vũ Tích

NGHĨA BÀI THƠ:
NÚI TRÔNG CHỒNG
Suốt ngày cứ mong ngóng chồng, nhưng chàng đâu có trở về đâu. Nên, hóa thành tượng đá cô đơn vẫn chưa hết sầu tương tư. Mong ngóng từ ấy đến nay cũng đã mấy ngàn năm rồi, mà lòng ngóng trông thì vẫn còn mong mõi như lúc ban đầu !

DIỄN NÔM:
NÚI VỌNG PHU
Mõi mắt trông chồng chẳng thấy đâu,
Hóa thành tượng đá chửa thôi sầu.
Mõi mòn trông ngóng ngàn năm đợi,
Nỗi nhớ còn nguyên tựa lúc đầu !
Đỗ Chiêu Đức.

SỰ TÍCH VỀ ĐÁ VỌNG PHU:

Hòn Vọng Phu là chỉ những Hòn Đá có hình thù giống như là người thiếu phụ đứng chờ chồng, có chỗ còn có thêm hình dáng của đứa bé được ẵm trên ta. Dường như khắp nơi trên thế giới đều có, nhưng đi sâu ào lòng người, ào dân gian, thì chỉ ở Việt Nam à Trung Hoa mà thôi, có lẽ do lễ giáo phong kiến của Nho Gia muốn đề cao Tiết Hạnh của người phụ nữ mà ra chăng ?!
Ở Việt Nam ta trước đâ nổi tiếng nhất là ở Đồng Đăng đã đi ào dân gian ới câu ca dao bất hủ :
Đồng Đăng có phố Kì Lừa,
Có nàng TÔ THỊ, có chùa Tam Thanh.
Rất tiếc là hình tượng TÔ THỊ VỌNG PHU đã bị ỡ nát năm 1991 à một tượng bằng... Xi-Măng được tha ào... Ngoài ra, ta còn có :

* Hòn vọng phu trên đỉnh núi Bà, Bình Định, Việt Nam
* Hòn vọng phu trên đỉnh núi M'drak, Đắk Lắk
* Hòn vọng phu trên đỉnh núi Nhồi, Thanh Hoá
* Hòn vọng phu bên bờ khe Giai, bản Cơ Lêc, Nghệ An. Ca dao Việt Nam có câu:

Ngước mắt nhìn sang
Đá vọng phu ôm con trán ướt
Mắt đăm đăm nhìn nước sông Giai...

Còn ở Trung Hoa thì có:

▪Vọng Phu Sơn ở huyện Điện Bạch tỉnh Quảng Đông.
▪Vọng Phu Sơn ở TP Xích Bích tỉnh Hồ Bắc.
▪Vọng Phu Sơn ở Thái Sơn thuộc TP Thái An tỉnh Sơn Đông.

Vì vậy, mà Trung Hoa cũng có rất nhiều truyền thuyết về Hòn Vọng Phu, xin được giới thiệu 2 truyền thuyết sau:

TRUYỀN THUYẾT THỨ NHẤT:
Đời Tề Tuyên Vương của thời Chiến Quốc ( 320-302 trước Công Nguyên ), có một đôi vợ chồng trẻ, vừa mới kết hôn 3 ngày thì công sai của vua Tề bắt chú rể sung vào quân ngũ đưa ra sa trường đánh giặc. Nàng dâu mới đang ân ái mặn nồng chợt phải xa chồng khóc đến chết đi sống lại... những mong bạch đầu giai lão, nào ngờ phút chốc lại phải phân ly. Quá nhớ thương chồng nên mỗi ngày đều lên núi đứng ngóng trông, mong đợi chồng trở lại....Dần dần ngày lại qua ngày, năm lại qua năm, mặc cho mưa rơi nắng chiếu, mặc cho gió cuốn tuyết rơi... lâu ngày hóa đá, đứng sừng sững giữa trời mà mong đợi chồng về.
Truyền thuyết trên đây chỉ tượng đá trên Vọng Phu Sơn của tỉnh Sơn Đông, nhưng có thuyết lại cho rằng đây chính là màng Mạnh Khương Nữ đứng ngóng trông chồng trước khi khóc sập Trường Thành của Tần Thủy Hoàng.

TRUYỀN THUYẾT THỨ HAI:

Đây là truyền thuyết mà dân gian thích kể cho nhau nghe nhất là: Tôn Phu Nhân khóc trông Lưu Bị đời Tam Quốc.
Sau khi hay tin Lưu Bị thất trận và chết ở thành Bạch Đế, Tôn Thượng Hương ( nhũ danh của Tôn Phu Nhân ) đã khóc hết nước mắt và hạ quyết tâm tìm chồng ở dưới cửu tuyền. Xuất phát từ kinh đô nước Ngô với đầy đủ nhang đèn dầu hương, hễ đến núi nào cũng leo lên trông ngóng cúng tế kêu tên Lưu Bị mà khóc, vượt qua trên ngàn dặm đường, đến Hoa Dung Đạo thuộc Hoa Dung Huyện hiện nay, ráng leo lên tới đỉnh núi thì đã mệt lã, nhưng vẫn bày đồ cúng tế và khóc lóc thảm thương, tay bám và bấm đứt hết những lá trúc chung quanh, cho nên đến ngày hôm nay, tất cả những lá trúc trên núi nầy đều còn có phân nửa mà thôi ! khi xuống núi đến Đão Mã Nhai nơi mà Quan Vân Trường đã tha cho Tào Tháo, thấy phía trước mặt là Trường Giang cuồn cuộn, bèn ...
Đem mình gieo xuống giữa dòng Trường Giang...
Dân chúng thương cho sự tiết liệt chung thủy của Phu Nhân, nên lập miếu ở ven sông mà thờ. Vì Lưu Bị là Vua nên mới gọi là Nương Nương Miếu. Đỉnh núi mà Phu Nhân khóc Lưu Bị gọi là Đỉnh Vọng Phu. 

Sau đây là bài Vọng Phu Thạch của Vương Kiến


2/
望夫石                   VỌNG PHU THẠCH

望夫處,江悠悠, Vọng phu xứ, Giang du du,
化為石,不回頭。 Hoá vi thạch, Bất hồi đầu.
山頭日日風復雨, Sơn đầu nhựt nhựt phong phục vũ,
行人歸來石應語。 Hành nhân quy lai thạch ưng ngữ.
王 建                       Vương Kiến

Nghĩa bài thơ:
Nơi trông ngóng chồng, dòng sông như dài dằng dặc.
Hoá thành tượng đá, cũng không quay đầu nhìn lại.
Trên đầu núi, ngày ngày hết mưa rồi lại gió,
Nếu người đi mà trở lại thì chắc tượng đá cũng sẽ thốt nên lời !

Diễn nôm:
Nơi trông chồng, nước một dòng,
Hoá thành đá, vẫn ngóng trông.
Đầu núi ngày ngày mưa lại gió,
Người về đá cũng thỏa ước mong!

Lục Bát :
Trông chồng núi đá cheo leo,
Sông dài dằng dặc nặng gieo cỏi lòng.
Hóa thành đá vẫn ngóng trông,
Gió mưa đầu núi hằng mong người về. 
Người về cho vẹn câu thề,
Biết đâu tượng đá hả hê reo mừng !!!

Đỗ Chiêu Đức



HÒN VỌNG PHU CỦA VIỆT NAM


Kính mời tất cả cùng đọc lại những bài thơ về HÒN VỌNG PHU của Việt Nam ta từ xưa ....

... Đá Vọng Phu nhớ thương thổn thức,
Tay bồng con non nước vời trông.
Xa xa mặt biển mênh mông,
Đầu non tượng đá tỏ lòng tiết trinh !...

Đó là một vế Song thất Lục bát trích trong bài " NƯỚC TÔI " của một Thi sĩ Tiền Chiến : NGUYỄN VĂN CỔN, mà tôi được học thuộc lòng từ nhỏ. Bây giờ đọc lại vẫn còn xúc động, gởi đến QUÝ VỊ đọc khai vị trước khi tìm hiểu nghĩa của 2 bài VỌNG PHU THẠCH mà Thầy Lộc đã diễn nôm...


BÀI 1: Của CAO BÁ QUÁT.

望夫石                     Vọng Phu thạch 

獨立山頭第一峰, Độc lập sơn đầu đệ nhất phong, 
朱凋粉謝為誰容。 Chu điêu phấn tạ vị thuỳ dung ? 
音書久斷人何處, Âm thư cửu đoạn nhân hà xứ ? 
天海無涯路幾重。 Thiên hải vô nhai lộ kỷ trùng ? 
血淚煙和明月濕, Huyết lệ yên hoà, minh nguyệt thấp, 
香鬟雲跡綠苔封。 Hương hoàn ân tích lục đài phong.
天荒地老情猶昨, Thiên hoang địa lão tình do tạc, 
夜夜敲殘壁古鐘。 Dạ dạ xao tàn bích cổ chung. 
Cao Bá Quát.

NGHĨA BÀI THƠ:
Đứng lẻ loi trên đầu núi, xứng danh là ngọn núi hạng nhất ở đây. Son đã tàn phấn cũng đã phai rồi còn điểm trang cho ai nữa đây ?. Âm hao thư tín đã bặt tin lâu rồi, giờ thì chàng ở nơi nao ?. Trời biển ngút ngàn mênh mông không bờ không bến, Máu lệ hòa theo khói sóng làm nhòa ướt cả vầng trăng. Tóc mây giờ cũng dã dượi vì bị phủ kín bởi rêu xanh. Mãi cho đến lúc trời già đất cỗi tình nầy vẫn tha thiết như ngày hôm qua, Đêm đêm cứ âm ỉ vổ vào vách đá như tiếng chuông tàn trong cổ tự.

DIỄN NÔM:
ĐÁ VỌNG PHU

Chơ vơ đầu núi dáng ai đang,
Phấn nhạt son phai chẳng điểm trang.
Vắng bặt tin thơ người mấy kiếp,
Mênh mông trời nước lộ bao đàng.
Lệ hòa khói sóng nhòa trăng ướt,
Tóc rối rêu xanh phủ mặt nàng.
Đất cỗi trời già tình vẫn thắm,
Đêm đêm âm ỉ tiếng chuông vang !

Đỗ Chiêu Đức


BÀI 2 : Của NGUYỄN DU.

望夫石                      VỌNG PHU THẠCH

石耶人耶彼何人? Thạch da nhân da bỉ hà nhân ?
獨立山頭千百春。 Độc lập sơn đầu thiên bách xuân.
萬劫杳無雲雨夢, Vạn kiếp yêu vô vân vũ mộng,
一貞留得古今身。 Nhất trinh lưu đắc cổ kim thân.
淚痕不絕三秋雨, Lệ ngân bất tuyệt tam thu vũ ,
苔篆長銘一段文。 Đài triện trường minh nhất đoạn văn. 
四望連山渺無際, Tứ vọng liên sơn diễu vô tế, 
獨教兒女擅彝倫。 Độc giao nhi nữ thiện di luân.

NGUYỄN DU

NGHĨA BÀI THƠ:

Người ư, đá ư, nàng là ai đây?. Đứng chơ vơ một mình trên đầu núi đã hàng trăm hàng ngàn mùa xuân rồi ! Muôn kiếp vẫn không còn mơ gì đến chuyện mây mưa nữa, Một thân trinh trắng vẫn còn giữ được mãi từ xưa đến nay. Ngấn lệ không vơi như mưa thu dai dẵng suốt ba thu, Vết rêu phủ vòng vèo như bản văn trạm trổ trên đá. Quay nhìn bốn phía núi liền núi biển mênh mông không thấy chân trời,
Luân thường lễ giáo sao lại chỉ riêng giới nữ lưu phải gìn giữ mà thôi ?!.

DIỄN NÔM:

HÒN VỌNG PHU

Nàng là ai, là người hay đá ?
Chiếc bóng đầu non trải gió sương.
Muôn kiếp chẳng mơ niềm ân ái,
Một thân còn giữ trắng như gương.
Lệ hằn chẳng dứt thu mưa gió,
Rêu phủ không thôi nét đoạn trường.
Bát ngát bốn bề non núi thẳm,
Sao riêng nhi nữ chịu luân thường?!

Đỗ Chiêu Đức 

... Đá Vọng Phu nhớ thương thổn thức,
Tay bồng con non nước vời trông.
Xa xa mặt biển mênh mông,
Đầu non tượng đá tỏ lòng tiết trinh !...
( Nước Tôi- Nguyễn Văn Cổn )

Nối tiếp Góc VIỆT THI, sau VỌNG PHU THẠCH của NGUYỄN DU và CAO BÁ QUÁT, xin kính mời tất cả cùng đọc tiếp VỌNG PHU SƠN của THÁI THUẬN...

3/
望夫山                      VỌNG PHU SƠN

化石山頭幾夕曛, Hóa thạch sơn đầu kỉ tịch huân, 
傷心無路更逢君。 Thương tâm vô lộ cánh phùng quân. 
天崖目斷年年月, Thiên nhai mục đoạn niên niên nguyệt 
江上魂消暮暮雲。 Giang thượng hồn tiêu mộ mộ vân. 
青淚一般花露滴, Thanh lệ nhất ban hoa lộ trích, 
離情萬種草煙雰。 Ly tình vạn chủng thảo yên phân. 
湘妃若識相思苦, Tương Phi nhược thức tương tư khổ, 
不惜哀絃寄予聞。 Bất tích ai huyền kí dữ văn.
蔡 順                        Thái Thuận.

DỊCH NGHĨA :
NÚI VỌNG PHU
Đã biết bao buổi chiều tà nung nấu đến nỗi phải hóa đá trên đầu núi, Quả đáng thương tâm vì không còn đường nào để gặp lại chàng được nữa ! Năm năm cứ mãi nhìn mút con mắt cái vầng trăng ở phía chân trời, và mỗi chiều chiều hồn mộng cứ vẩn vơ theo những đám mây ở ven sông. Những giọt lệ màu xanh nhễu xuống như những giọt sương rêu, còn tình ly biệt thì tản mạn như hơi khói bốc lên từ cỏ dại. Nàng Tương Phi nếu biết được là tương tư sẽ phải khổ sở như thế nầy, thì chắc cũng không tiếc chi những tiếng tơ ai oán mà không gởi cho nhau nghe !

CHÚ THÍCH:
TƯƠNG PHI OÁN 湘妃怨 là tên bài thơ của Trịnh Tiều đời Tống, thông qua việc tả Tương Phi để gởi gấm tâm sự ai oán của mình. Một tài liệu khác...
TƯƠNG HOÀN trong lúc được Vua sủng ái, lại khuyên Vua chia đều ơn vũ lộ với những cung tần khác, nhưng lại muốn Vua luôn đến để nghe mình đàn bài từ được phổ nhạc của TÀO HUÂN đời Tống là : Vũ tiêu tiêu hề Động Đình, Yên phi phi hề Hoàng Lăng. ( Mưa rả rít kìa Động Đình, khói mơ màng nọ Hoàng Lăng ! ).
TƯƠNG PHI OÁN còn là tên của một ca khúc đời NGUYÊN (NGUYÊN KHÚC) tả việc oán hận tương tư của một cung nhân thương nhớ Vua như CUNG OÁN NGÂM KHÚC của ta vậy.

DIỄN NÔM:
NÚI VỌNG PHU

Bao chiều hóa đá đứng đầu non,
Gặp lại người xưa mộng hết còn.
Mút mắt chân trời trăng đã bạc,
Tiêu hồn mặt nước dạ chưa tròn.
Lệ nhòa sắc biếc trông sương khói,
Tình quyện màu mây ngóng mõi mòn.
Nếu biết tương tư càng chuốc khổ,
Tương Phi chẳng tiếc gởi lòng son.

Đỗ Chiêu Đức  

Mặt Nạ



Trong phố chợ có người buôn mặt nạ
Trẻ vây quanh chọn lựa món đồ chơi
Người trả tiền không mấy ai mặc cả
Mua niềm vui đâu trả giá bao giờ?

Trẻ con thích đóng vai ba đồ đệ
Phò Đường tăng tìm nhân nghĩa cho đời
Không ai muốn mình trở thành kẻ ác
Quỉ không còn đến chỗ trẻ vui chơi

Không tìm thấy khuôn mặt loài quỷ dữ
Một món hàng ế ẩm chẳng ai mua
Giữa chợ đời nhìn đâu ta cũng thấy
Phơi bày ra nhiều mặt nạ con người

Vốn người đời luôn quí yêu cái thiện
Nên chọn mua nhiều khuôn mặt nhân từ
Có mấy kẻ chơi trò mang mặt nạ
Giấu điều gì sau khuôn mặt thiền sư?

Ngọc Hiệp

Đà Lạt Ngày Về


Đà Lạt Ngày Về

Đà-Lạt hỡi ! một trời nhung nhớ 
Nơi tình yêu chớm nở đôi ta 
Đồi thông , thác nước, trăng ngà 
“Xuân Hương “Than Thở” mặt hồ như ru 

Ta nhớ mãi sân Cù xanh cỏ 
Bóng giáo đường hiện rõ xa xa.
Bên em trong nắng chiều tà 
Khói ngo ai nhúm làm ta nhớ hoài 

Nay trở lại mặt mày ngơ ngác 
Cảnh nên thơ tan tác còn đâu 
Đồi thông trơ trọi rầu rầu 
Nhà nhà san sát để sầu người xưa 

Mong tìm lại chiều mưa sương khói 
Mây la đà che lối nhà ai 
Giờ đây dõi mắt trông hoài ,
Ồn ào xe cộ buồn thay đổi đời 

Trời lành lạnh , nhớ ơi ! ngày trước 
Em co ro bước bước bên anh 
Con đường nho nhỏ thông xanh 
Cao nguyên còn đấy trăng thanh đâu rồi!

Rời Đà-Lạt bồi hồi chua chác
Nỗi u hoài man mác lòng ta
Cảnh xưa giờ đã phôi pha
Em ơi ! thôi hết bài ca hoa đào 

Mailoc
(kỷ-niệm chuyến về thăm Đalat 2-13-12 )
***
Bài Hoạ: Người Yêu Đà Lạt

Đà Lạt ơi! Vui buồn thấy nhớ,
Quảng ngày xưa trăn trở với ta.
Thương ai duyên dáng ngọc ngà,
Thông reo vi vút, mặn mà hát ru.

Nhà Thủy Tạ, sương mù, bờ cỏ,
Nóc nhà thờ thấy rõ đằng xa.
Áo em len trắng, dương tà,
Tóc mây đen lánh lòng ta cảm hoài.

Ai ngờ lạc lỏng nay thăm lại,
Thành phố buồn bươn chải nơi đâu.
Cao niên tuổi hạc bắt rầu,
Đông dân chóng mặt, nhà lầu khác xưa.

Cam Ly thác nước, mưa buồn quá,
Du khách đây đường sá hỏi ai...
Nhìn quanh, mắt bạn u hoài,
Xô bồ hổn độn lạ thay dòng đời.

Cao nguyên thắng cảnh nơi này nhớ,
Gió lạnh hồ Than Thở đó anh.
Rừng ngo, dương liễu vẫn xanh,
Thời gian, tuổi hạc qua nhanh mất rồi

Vật đổi, sao dời thôi lạ hoắc,
Chạnh lòng nghe quặn thắt tim ta.
Đời người chốc đã sương pha,
Vô duyên lỗi nhịp ngâm nga với đào...

Mai Xuân Thanh

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

Mừng Sinh Nhật Em

Tặng anh chị thay món quà .Chúc chị Mai Sinh Nhật hạnh phúc bên gia đình thương yêu
(KimOanh)
Thơ: Nguễn Đắc Thắng
Thơ Tranh: Kim Oanh


Còn Vương Nắng Hè


Còn Vương Nắng Hè

Gió thu nhẹ lướt qua đường
Vuốt ve cánh cúc còn vương nắng hè
Tựu trường nón lá nghiêng che
Gặp anh e lệ em khe khẻ cười

Đâu đây phượng muộn còn tươi
Nắng thu dìu dịu nằm lười tóc mây
Hạnh phúc con gái đong đầy
Bám môi bám mắt bám mày em tôi.

“Không thời gian” cũ nhắc mời
Khắc khoải hồi tưởng lại thời khó quên
Thì thầm lòng nhẩm một tên
Thương không dám nói lỡ duyên mơ mồng.

Anh Tú
September 6, 2016
***
Em Vừa Vào Hạ

Bên anh Thu chớm bên đường
Bên em giọt nắng còn vương nắng Hè
Em đi ngang - nụ cười che
Thấy anh đứng dưới hàng me, khẻ cười.

Nụ cười em vẫn luôn tươi
Khi anh lặng lẽ chây lười màu mây
Cho nhau hạnh phúc tràn đầy
Để anh liếc mắt mày ngài… cùng tôi.

Không gian xưa, nhắc tình… mời
Mà anh chậm hiểu, cái…người mau quên
Phải chi anh nhắc được tên
Không chừng ta đã nên duyên vợ chồng!


Dương hồng Thủy

15/09/2016

Đi Chơi DC


Chiều thứ Hai của tuần kế tiếp, 
-“Bà xả tôi nói nếú chuyến bay hủy bỏ thì tôi vô phi trường chở Khải về nhà tôi ngủ tối nay”. 
-“Nhờ bạn nói lại với chị rằng tôi cám ơn chị, tôi sẽ đi chuyến bay đi Chicago lúc 8 giờ tối và ngủ tại phi trường để đi chuyến sớm nhứt về Houston lúc 4 giờ 30 sáng ngày mai”.
• Hai câu trên là lời ông Hai Hoàng DC gọi tôi khi tôi báo cho ông biết chuyến bay của tôi dự trù bay lúc 5 giờ chiều đã bị hủy bỏ vì mưa quá lớn, nước lụt tại thành phố Houston. Ông Hai vừa chở tôi ra phi trường và hai đứa chia tay trước đó mấy giờ. 
............. 
Chiều thứ Bảy, ......“Bây giờ mình hẹn nhau, ngày mai, mấy giờ tôi sẽ đến đón ông?”
 “Mấy giờ cũng được, sau 8 giờ là tôi sẳn sàng.”
“Nếu vậy thì ngày mai tôi sẽ đến đón ông tại lobby của hotel lúc 10 giờ 30.” 
“OK” 

Vậy là yên chí đi chơi tới chiều thứ Bảy với nguyên nhóm cả 200 mạng, chất lên 5 xe buýt, đi thăm thắng cảnh thủ đô, ngắm 3000 cây anh đào chỉ có lá và gốc thân sần sùi, thăm đủ các cảnh của vùng hồ sông Potomac, kể cả building trong đó có máy in tờ giấy xanh-. Về đến hotel đã 5 giờ chiều, nằm thẳng cẳng nghỉ ngơi trong phòng thì chuông điện thoại lại reo, thằng bạn nhắc gần đến giờ ăn cơm tối với tụi nó. Hình như khu shopping nhộn nhịp hẳn lên vì từng nhóm, từng nhóm tụi nầy thả bộ tới lui vào chiều tối hôm đó, luôn cả sáng trưa chiều chúa Nhựt hôm sau.

Khu thương mại Eden (Ảnh do ông Hai Hoàng chụp) 

Sáng chủ Nhựt, 

Chưa 10 giờ mà quần áo đã chỉnh tề, vai mang máy, tôi lò dò xuống lobby chờ người tới dón. Người nầy là ai, mời cứ thong thả đọc tiếp. Đứng trước hotel ( cho gọn 4 gõ thay vì gõ 10 lần) thấy mấy đúa bạn hí hửng đi trở về từ đâu đó. “Mấy bạn đi đâu về vậy?” “Tụi em đi với mấy cô nầy ra bờ sông chụp hình, đẹp lắm anh ơi! Đẹp hơn cả Đà lạt nữa, trời mát hơn Đà lạt nên mấy nàng thích lắm”. “Hướng nào?” “ Anh đi về phía mặt”. “ Cám ơn nghe”. Nhưng đi chưa ra đến lộ là phải đứng lại vì có nhiêù cảnh nên ghi vô card, bèn đứng lại , chụp bốn phương tám hướng. Ánh mặt trời sáng chiếu qua cành là, trải trên thảm hoa, chiếu vài các thân cây cao thẳng tấp, tuyệt vời. Nhưng không bóng giai nhân ! Thỏa mãn! Đang quay trở lại hotel, thì điẹn thoại reo:” Ông ở đâu? Tôi đến tự nảy giờ mà không thấy ông ?” Nhìn lên thì là “người”, là ông ta, là hắn, dáng vẫn ốm nhom như ngày nào nhưng khoẻ vì không thấy anh ta mặc áo jacket gì cả mà chỉ với áo sơ mi mong manh. Mẹ ơi! 

Lên xe ngồi đàng hoàng chớ bác tài chưa đàng hoàng. Bác còn bận rộn lục tìm cái gì đó ở băng sau. Và rồi bác tài cũng ngồi sau tay lái. Nhưng bác chưa vội mở máy, bác mở cái túi vải mà bác tìm tự nảy giờ, tạm gọi là túi càn khôn. Bác lôi ra hai ba chai nước, hai loại nước khác nhau và đưa cho tôi một chai (!) với lời mời “ông cứ uống thoải mái” mặc dù tôi cũng có cầm theo nửa chai nước vì nguyên chai thì...hơi nặng cho cở tuổi già bóng xế.


“Bây giờ mình đi ăn sáng rồi đi xem thác nước”, tên là gì hả ông Hai tôi quên rồi, “đầu nguồn dòng sông Potomac, cảnh đẹp lắm. Mặc tình cho ông chụp hình”. “OK, nhưng xa không?” “Không xa, chừng hơn 1 giờ lái xe thôi”. Ông Hai chở đi ăn sáng. “Ông muốn ăn phở hủ tiếu hay bánh cuốn?” “Ăn bánh cuốn đi” . Xe trực chỉ khu thương mại Eden. Danh từ thổ địa dành cho người địa phưong không sai chút nào. Cùng một địa điểm, hai hôm trước, anh chị bạn và tôi vừa từ phi trường đến đó để ăn trưa trước khi về hotel, thấy lá cờ vàng phất phơ trong gió mà phải quanh 3 vòng mới biết đường vào. Còn ông Hai thì có thể nói “nhắm mắt cũng lái tới”. Ông bấm cho tôi mấy tấm hình, “Nơi nầy nè...” “Khải đứng nơi kia lấy hậu cảnh nầy đẹp lắm”. Nhìn từ xa, đám bạn lố nhố, ồn ào, nhóm năm nhóm bảy nhóm ba tới lui. Thì ra tụi nó đánh hơi cũng hay. Hai Hoàng dẫn tôi đi vào ngỏ mà hôm trước mình không thấy. Gặp mấy tên bạn cũng đi phất phơ. Có mấy ngỏ như thương xá

Eden, Charner Sàigòn xưa, trong đó cũng có tiệm quán, và vào một quán nhỏ cạnh bải đậu xe, nửa trên nửa dưới, có nghĩa là phân nửa của quán dưới mặt đất và khi ngồi vào bàn thì tầm mắt ngang với mặt đất bên ngoài. Bước ra cửa quán, phải bước lên mấy bực thềm để lên mặt đất. Điều nầy không có tại Houston! Bánh cuốn ngon thật. Nhưng càng ngon hơn khi mà ông Hai đãi bạn! Ghé qua quầy cơm chỉ, chao ơi nhiều món ăn, bày ra mát mắt, thấy rất tươm tất mà giá cả vừa phải. 

Bai bai Eden, ta đi đây, hẹn tối gặp lại. Ông Hai lái xe cừ thiệt tình. Để đi đến thác nước ông lái qua vùng rừng cây, không rậm mà không thưa, cây cao ngất, con đường thấp hơn hai bên lề cả hai ba thước. Đây là lảnh điạ của các tay triệu và tỷ phú, tạm gọi là “vùng đất nhà giàu”. Đây mới là điều đáng nói: ông Hai cho đi qua môt vùng mà nhà là dinh thự! Không sao tả hết ý nghĩ. Một thí dụ là “trong vùng nầy, có một nhà cất nhái theo toà bạch ốc”. Thật vậy, lúc sau tôi thấy cái nhà đó cách đường chừng trăm thước. Khi chạy ngang vùng nầy, phong cảnh như là một miền xa xăm nào, cũng núi đồi thung lũng, cũng rừng cây, cũng suối chảy róc rách, chỉ khác là tỷ lệ thu nhỏ lại mà thôi. Xe đang chạy phom phom thì đến ngả tư, đáng lẻ chạy thẳng thì đến thác nước, nhưng lại chỉ được quẹo phải hay rẽ trái mà thôi vì có hai ba xe phú lít chận và thêm mấy ông phú lít ra hiệu chọn trái hay phải. Bác tài bèn vặn tay lái về tay phải. Chợt nhớ tới câu “dự tính tại nhân, thành sự do phú lít” là đúng. Ông tài queọ qua quẹo lại nhiều lần để trở lại ngả tư mà mấy ông bạn dân vẫn cò múa tay chim bay cò bay. “Thôi bây giờ mình chạy ra bờ sông, cảnh cũng đẹp”. “ OK, cứ đi”. Nhưng than ơi, trời không chiểu lòng viễn khách. Xe ngừng từ trên đỉnh đồi, nhìn đường dốc xa vời vợi đầy xe là xe mà ngao ngán trong lòng. Ông tài bèn oánh vòng chữ U và trở về....thành phố!


Không để người bạn mình thất vọng, và viễn khách cũng không chút thất vọng trong lòng vì biết chắc một trăm phần dầu rằng ông Hai DC sẽ không để bạn mình thất vọng. 
Không nói không rằng, ông Hai đưa tui đến một nơi mà tui không ngờ được. Rất lý thú và hào hứng. “Tôi đưa ông viếng Smithsonian Fly Museum” ! Thật bất ngờ, có cách đền bù nào cho chuyện đi ngắm cảnh thác nước hụt hơn đền bù nầy! Mới nghe nói tên là đã vui không tả được. Chỉ với tên Smithsonian là đã có cảm tưởng khó tả rồi.


Tòa nhà quá rộng được xây trên vùng đất mênh mong. Tên đúng của bảo tàng viện là “Smithsonian National Air and Space Museum. Trước khi bước vào bào tàng viện ( btv) là cảnh của những khung cánh máy bay, hai hàng dài trên có ghi rất nhiều danh tánh các nhân vật liên quan đến ngành hàng không. Dù không biết họ đã có công gì nhưng tôi nghĩ rằng phần họ đóng góp cho ngành hàng không không phải nhỏ! 

Vào bên trong, chóa mắt vì hàng hà sa số máy bay lớn nhỏ treo cao, treo lưng chừng hay để từng trệt. Nơi nầy là chiếc máy bay đầu tiên thế giới của ông Wright, kế bên đó là Enola Gay đã thả bom nguyên tử trên đất Nhựt, xa hơn là chiếc Concorde lừng danh.....Rồi lại chiếc Blackbird có thể bay từ Vườn Xoài miền Viễn Tây đến Washington, DC mất một giờ năm phút -1 giờ 5 phút- khoảng 5 lần mau hơn máy bay dân sự !....Tôi có ý nghĩ rằng đa số là máy bay là thật nhưng một số rất ít là mẫu y như thật từ hình dáng đến kích thước. Trong tòa nhà có cả một gian phòng rộng, Restoration hangar. Lúc tôí đi ngang qua thì có một chiếc máy bay đang được phục hồi, phủ kín với các mảnh plastic.


Chân chưa mỏi, mắt chưa đã, nhưng bao tử làm nũng, và thì giờ không cho phép là cà lâu hơn, ông hướng dẫn viên du hí và tôi trở lên tầng trên để ăn xế trưa. Đứng trước các tấm digital liệt kê thức ăn thức uống, sao mà nhiều quá vậy, làm người đói đã đói mà thêm hoa mắt, cháng váng. Tôi chọn 1 món quốc hồn quốc túy (của Mỹ), ông hướng dẫn chọn món khác. Tôi đổi món, ông Hai đổi món khác. Tôi lại đổi món, ông Hai cũng lại chọn món khác. Và lịch sử lại tái diễn. Nhứt hóa tam, đổi ba lần thôi thì tới lượt mình, ông Hai order, và ông lấy thẻ nhựa ra. Đây là điều cần phải ghi sổ và đợi lúc ông Hai đến đây thăm mẹ thì thanh toán ông! Cũng như khi vào bải đậu xe, tài xế đã ma rốc. Xong bửa ăn lưng chừng, nghĩa là không phải ăn trưa, cũng không phải ăn chiều, thì gần đến giờ tôi phải có mặt tại hotel kẻo mấy tên bạn réo mặc dầu tôi có giang tụi nó đi ăn tối.. 
“Sáng mai, tôi đem hành lý xuống chờ ông trước khách sạn lúc 8 giờ rưởi.” “ok”. 

Tôi đang nằm phè trên giường thì front desk gọi cho biết đám bạn đang chờ đi ăn tối tại Eden. Còn ông Hai, ông ta về nhà vì “tui muốn làm giờ nào, muốn vô ngày nào thì vô, không ai hỏi han gì hết!” 

Sáng thứ Hai, 


Tài xế đem xe đến đúng giờ. Trong lobby và trước sân hotel lố nhố đồng môn, nhóm thì ra phi trường, đứa thì thân nhân đón đi, nhóm thì lên xe trực chỉ New York, ồn ào, bắt tay từ giả, ôm nhau thắm thiết, hẹn gặp nhau đâu đó năm 2018, làm tôi nhớ câu trong Quốc Văn giáo khoa thư “Ôi, cảnh biệt ly sao mà buồn vậy!” Cười hi hí hô hố chớ có buồn gì đâu. 

Lên xe với ông Hai. Ông (lại) mở túi càn khôn ra, lôi ra mấy chai nước, chia tôi hai, nhưng tôi chỉ lấy có một. Ông bảo “Uống đi, tôi còn mấy chai (trong túi càn khôn)”. Tôi nghĩ thầm “còn là có ngụ ý gì, thì anh ta cũng phải mua mà thôi”. Nhưng không phải vậy, sẽ nói rõ trong đoạn sau.


Bác tài chạy lanh quanh một lúc, vừa lái xe vừa cho biết sơ tình hình giá cả nhà cửa các khu nhà đi qua, có khu nhà đang xây, mà đã có người mua rồi! Như vậy thì quí đọc giả biết gíá nhà cao thấp ra sao rồi. Lái vào parking của một toà nhà rộng và lúc đó bác tài mới cho biết là nơí bác ta làm việc. Chưa vô chỗ đậu xe, bác tài thắng cái kịt, quay kiếng xuống và nói chuyện với người đồng sự về công việc gì đó. 

Ông Hai vào sở làm để in dùm boarding pass cho chuyến bay về Houston lúc 5 giờ chiều. Cũng phải làm thủ tục nhập cư, nhân viên quầy tiếp khách rất thân thiện với ông Hai, trao tôi visitor pass, để mang lủng lẳng trước ngực. Ông Hai chào mấy vị xếp lớn khi đụng mặt ở lobby. Lobby rộng thênh thang, bóng lộn. Và đây là điều thứ nhứt đáng nói: ông ta dẫn tôi vào cafeteria (tạm gọi như vậy), cũng quá rộng, quá khang trang, quá sáng sủa, quá sạch sẽ, và, ông Hai chỉ các cooler bự vĩ đại chứa đầy các lọai nước uống thức ăn và bảo tôi, tôi còn nhớ rõ thế nầy:” ông muốn uống gì cứ lấy, mấy chai cũng được, hoàn toàn miễn phí”. Cha mẹ ơi, nhớ khi làm cho Exxon, hai mươi năm trước, ăn một trái chuối tráng miệng, tôi cũng phải trả bảy mươi lăm xu, nói chi đến chai nước trà, nước trái cây, hay loại nước uống chi chi mà không trả gì hết! Đi với ông Hai vào sâu bên trong ngang qua một văn phòng, thêm một ngạc nhiên khác, nghe ông Hai nói tiếng Việt, tôi chưng hửng, “Chào cô Nhung”.“Chào chú Hoàng”. Ông Hai giới thiệu “Đây anh Khải, quê Vĩnh Long” “Chào chị”. “Đây là cô Nhung, cũng dân Vĩnh Long. Cô đã làm nơi đây 30 năm rồi”. Và đi tiếp vào một phòng rộng thênh thang, nhiều dãy bàn dài dây điện chằng chịt, chứng tỏ đó là xưỡng máy computer. Phía trong, sát một hướng vách là giang sơn riêng biệt của ông Hai. Một phòng rộng, cũng bàn ghế, cũng computer, cũng tủ, cũng có nước uống, nhưng cũng có 2 món mà độc giả không hề tưởng tượng ra. Đó là...-có ai ngờ trên đất Mỹ, một ông Việt, Nam kỳ chánh cống mà lại có hai món đó trong phòng làm việc riêng của ông ta- đó là 1 cái tủ lạnh khoảng 20 cu.ft và 1 microwave oven! Cho nên trên xe ngày chủ Nhựt hôm trước, ông Hai nói với tôi rằng ông “ăn trưa cơm sốt canh chua nóng, cá kho tại phòng làm việc”, nghĩa là trong tủ lạnh đang có nhiều lọ tô hộp đựng thức ăn Việt, - gỏ đến đây bổng dưng thèm canh chua cá kho tộ của Kim Sơn, hình như các món ăn đó đang chờ ông bà chủ vườn xoài Ca li-. Tôi thấy tận mắt mà vẫn không tin. Ai có tủ lạnh riêng, thì nhỏ xíu, 3 cu.ft là cùng. Vài người làm chung cũng dẫn khách hàng (?) đến thử máy. Sau khi thăm phòng làm việc, phòng xưởng của ông, tôi không còn thắc mắc về lý do ông Hai quá thông suốt về các software, các cách vận hành của computer. In xong boarding pass, trở ra trả thẻ và đi ăn trưa, quán ăn cũng gần đó. 

Chị Nhung đang chờ trước cửa quán. Tên quán ăn có vẻ tiếng Nhựt “Akira”. Tiệm nhỏ nhưng khang trang và khách ăn trưa cũng nhiều, quang cảnh nầy chứng tỏ quán có các món ăn ngon. Chị Nhung và ông Hai thảo luận về món ăn. Tôi chỉ nghe và nhớ thế nầy “như lần rồi “. Và cô tiếp viên người Á đông đến, ông Hai nói tên thức ăn và thức uống. 

Không lâu, cô đem ra để lên bàn trước mặt mỗi người 1 mảnh ván nhỏ cở bàn tay xoè, dầy hơn một cm, củ mèm. Cô lại đến đem tiếp 3 tô nhỏ đựng salad với nước chấm, ông Hai nói: “Salad nầy ăn với nước sauce nầy rất ngon”. Mà ngon thiệt! Tôi có tật không thích ăn salad trước bửa ăn trong tiệm Mỹ, mà hôm đó, tôi ngốn hết tô salad! Kế tiếp, cô đem ra từng nồi bằng gang để trên ba mảnh ván. Nhìn cái nồi trước mặt, hồn vía tôi bay lên mây! Bự quá “Làm sao ăn cho hết”. “Rán ăn đi, ngon lắm bạn. Đây là món mì Nhựt bổn có tên là udon”. Tên udon thì nghe thường, nhưng món nầy ở đây làm quá ngon, tôi đã từng chê udon mấy nơi ở Houston nhưng vừa ăn, vừa nói chuyện, từng chập khen nồi udon ngon, tôi thanh toán hết nồi cùng lượt với hai vị chủ nhà. Nồi gang giữ nóng làm món ăn không bị tình trạng nóng ban đầu, lạnh ngắt khi gần hết. Ngon thật, ngon quá, quá là ngon! Nhưng điều quan trọng để giúp tôi nhớ món ngon nầy là sau bửa ăn, bạn cố tri lại một lần nửa mở hầu bao! 

Thì giờ lại qua, nó đi đi mải chẳng chờ một ai! Lại đến giờ phải lên đường, ông Hai và tôi chia tay với chị Nhung, chị ấy trở về văn phòng, ông Hai đưa tôi ra phi trường về Houston. Chia tay nhau tại đó, “bây giờ bạn về nhà luôn phải không?”, ông bạn trả lời tôi “tôi phải trở vào sở có chút việc”. Quá xúc động vì ông ta đã tận tình với bạn bè, lại phải trở vào sở lúc hơn 3 giờ chiều. Khi chia tay, tôi lại đinh ninh rằng ông bạn sẽ lái xe về nhà. 

Cám ơn ông bạn biết bao! 
Tô salad cùng với nước sauce. 
Quá hấp dẫn, và quá ngon! Nồi mì udon 

Ông Hai Hoàng chu đáo sợ tôi bị chết khát trong khi chờ đợi ở phi trường cho nên bết cho hai chai nước khi chia tay. Tôi để hai chai trên khe nơi thổi hơi lạnh ra để giữ độ lạnh. 

Sau khi đã gởi hành lý, thảnh thơi nhìn ông đi qua, bà đi lại, cô đi tới, các nàng đi lui, lại nhớ đến ông bạn mình đang dán mắt lên màn ảnh computer để làm xong công việc mới cảm thấy thắm thía với câu “tha hương ngộ cố tri”. 
…………. 

“Hoàng hả, Khải đây. Tôi cho bạn hay rằng chuyến bay về Houston chiều nay đã bị hủy bỏ. Tôi vừa đổi chuyến bay”..... 
................. 

Đoạn kể thêm:
Nhưng rồi chuyện khác tới, chuyến bay về Houston bị hủy bỏ. Lý do thời tiết Houston quá xấu, thành phố ngập nhiều nơi, mưa rơi cả mấy ngày, chưa dứt, phi trường đóng cửa. Hỏi quầy vé, họ chỉ đến gate khác xa lắc tít mù, tất tả đến nơi, hàng rồng rắn dài thậm thượt. Lại đưọc báo tin một quầy khác vừa mở. Đến nơi thì thứ tự gần 10, lòng tự nhũ “thôi thì cứ chờ”. Đến lượt mình, tôi nói cho nhân viên biết tôi muốn đi chuyến sớm nhứt ngày hôm sau. Sau vài phút tìm, “Anh (you) có thể đến nhà ông Tư đại gia” “Ông ấy không phải bạn tôi”. “Nếu anh muốn thì anh đi SF” “Tôi không quen ai ở SF” “Còn LAX?” (!!!???) Tôi không quen ai ở LAX”. Có nghĩa là tôi phải bay suốt đêm từ bờ Đại tây dương qua bờ Thái bình dương rồi sáng hôm sau đi sớm trở lại vùng central time!!! “Vậy thì anh ở đây, nhưng phải đi đến phi trường thứ nhì”, bà sắp xếp chuyến chiều hôm sau, họ sẽ dặn hotel dùm nhưng họ không chịu chi phí taxi và hotel với lý do chuyến bay bị hũy vì thời tiết chớ không phải tại United! Bà thân mật tặng tôi 1 túi giấy nhỏ trong chứa ống kem, bàn chải răng, cây lược chải đầu cho bảnh bao.
Đành chịu ngủ tại phi trường vì chỉ còn vài đồng đủ cho cái hamburger. Khoảng một giờ sau, toán khác thay, tôi lại khiếu nại và nói cho họ biết ý muốn . Họ cho biết nếu tôi đến Chicago đêm đó thì sẽ đi chuyến 4:30 sáng về Houston. Tại phi trường O’Hare, tìm được chỗ ngã cái bịt, gối đầu lên ba lô, như những người khác và định nhắm mắt để thăng thì đùng đùng, ầm ầm. Nhướng mắt nhìn thì ra toán sửa chửa bắt đầu phận sự của họ. Dự tính đến bảo họ ngưng công tác, tối mai làm tiếp, nhưng nhớ là mình thân nhỏ như dế út tiêu nên thôi. Trời đất quỷ thần thiên địa ơi, ngủ nghê gì được. Nhìn chung quanh, thấy những kẻ lở độ đường an nhiên tự toại ngái pho pho mà phát tức. Tính gọi họ dậy để hỏi làm sao mà họ ngủ được, nhưng không dám vì sợ ăn cùi chỏ! Rồi thì cũng đến 2 giờ sáng, lobby bắt đầu rộn ràng……… Đoạn trường ai có lở đường mới hay! 
..........

Tổng kết, tôi mất năm pounds! Nhưng bù lại, nồi udon ngon tuyệt cú mèo! 

Nguyễn Cao Khải
(Từ Houston, tháng 8, viết kể lại một phần chuyến đi)

Một vài hình ảnh của chuyến đi