Thứ Tư, 15 tháng 6, 2016

Việt Nam Văn Học Sử Yếu - Dương Quảng Hàm.(Chương Thứ Tư)


VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ YẾU 
THIÊN THỨ HAI
ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC TÀU 
CHƯƠNG THỨ TƯ 

NHỮNG ĐIỀU GIẢN YẾU VỀ KINH THI, TẬP CA DAO CỔ CỦA NGƯỜI TÀU 

Nói qua về ngũ Kinh 
A) Ngủ kinh (năm cuốn sách) ũng như Tứ thư, là những sách gốc của Nho giao. Nguyên trước có sau kinh, nhưng vì sự đốt sách của Tần Thủy hoàng (246-209). một kinh kinh là Kinh Nhạc (am nhạc) mất đi (1) 
B) Ngũ kinh là; 

1) Thi (thơ), do đức Khổng tử sưu tập và lựa chọn, sẽ nói rõ về sau. 

2) Thư (nghĩa đen là ghi chép), do đức Không tử sưu tập, trong chếp điển, mô, huấn, cáo, thệt, mệnh (2) của các vua tôi bên Tàu tự đời Nghiêu, Thuấn đến đời Đông Chu (tự năm 2357 đến năm 77t tr. T.L) 

3) Dịch (nghĩa đen là thay đổi) là cuốn sách sách tượng số dùng về việc bói toán và sách lý học cốt giải thích lẽ biến hoá của trời đất và sự hành 9dộng của muôn vậ.t Nguyên vưa Phục HI (4480-4365) đặt ra bát quái (tám quẻ, tức là tám hình vẽ),tám quẻ ấy lại lần lượt đặt trồng lên nhau thành ra 64 trùng quái (quẻ kép); mỗi trùng quái có sáu nét vạch (hoặc vạch liền biểu thị lẽ dương, hoặc vạch đứt biểu thị lẽ âm gọi là hào, thành ra 384 hào. 

4) Lễ ký (chép về lễ) là sách chép các lễ nghị trong gia đình, hương đảng và triều đình. Hiện cuốn Lễ ký còn truyền lại đến giờ phần nhiêù là văn của Hán nho, chứ chính văn do đức Khổng tử san định về đời Xuân thu không còn mấy. 

5) Xuân thu (mua xuân và mùa thu), nguyên là sử ký nước Lỗ, do đức Khổng tử san định lại, chép công việc theo thể biên niên tự năm đầu đời Lỗ Ẩn công đến năm thứ 15 đời Lỗ Ai công (tự 722 đến năm 481 tr. T.L) cộng là 243 năm. 
Lược sử kinh Thi. 

A) Kinh Thi vốn là những bài ca dao ở nơi thôn quê và nhạc chương ở nơi triều miếu của nước Tàu về đời thượng cổ. Các thiên trong “Thương tụng” (Xem ở dưới) có lẽ làm tự đời nhà Thương (1783-1135), còn các thiên khác đều làm về đời nhà Chu, tự thế kỷ thứ XII đến thế kỷ thứ VI. Các bài ấy do các nhạc sư sưu tập và đem hát trong khi có yến tiệc và tế lễ. 

B) Nguyên trước có đến gần ba ngàn thiên, sau Đức Khổng tử lựa chọn lấy hơn ba trăm thiên và theo ý nghĩa các thiên sắp đặt thành bốn phần. 

C) Đến đời Tần Thủy hoàng, Kinh Thi, cũng như các kinh khác bị đốt, nhưng có nhiều nhà Nho còn nhớ. 

D) Đến thế kỷ thứ II tr. TL về đời nhà Hán, có bốn bản kinh Thi xuất hiện, đại thể giống nhau, duy chữ viết có khác. Truyền lại đến nay là bản của Mao Công (tức Mao Trường) 
Nội dung của kinh Thi. Kinh Thi có bốn phần gồm 305 thiên (bài thơ) . Trong đó có 6 thiên chỉ truyền lại đề mục mà không còn bài. Mỗi thiên lấy vài chữ chính trong thiên làm đề mục và chia ra làm nhiều chương. Bốn phần trong kinh thi là : Quốc phong, Tiểu nhã, Đại nhã và Tụng. 
A) Quốc Phong - Quốc nghĩa làn ước (đây là các nước chư hầu về đời nhà Chu) phong nghĩa đen là gió; ý nói các bài hát có thể cảm người ta như gió làm rung động các vật. Vậy quốc phong là những bàica dao của dân các nước chư hầu mà đã được nhạc quan của nhà vua sưu tập lại. 
Quốc Phong chia làm 15 quyển, mỗi quyển là một nước, gồm có: 

1) Chính phong (hai quyển Chu nam và Thiệu nam) (3) gồm những bài hát tự trong cung điện nhà vua truyền ra khắp thiên hạ. 

2) Biến phong , gồm những bài hát của 13 nước chư hầu khác. 
B) Tiểu nhã. Nhã nghĩa là chính đính, gồm những bài hát dùng ở nơi triều đình. Tiểu nhã chỉ những bài dùng trong những trường hợp thường như khi có yến tiệc. 
Tiểu nhã gồm có 8 thập, mỗi thập có 10 thiên. 

C) Đại nhã.- Đại nhã chỉ những bài hát dùng trong những trường hợp quan trọng như khi thiên tử họp các vua chư hầu hoặc tế ở miếu đường. 
Đại nhã gồm cỏ thập, mỗi thập 10 thiên, trừ thập thứ ba có 11 thiên. 

D) Tụng.- Tùng nghĩa là khen, gồm những bài ngợi khen các vua đời trước và dùng để hát ở nơi miếu đường. 

Tụng có 5 quyển gồm 40 thiên, chia ra làm: 
1) Chu tụng: 31 thiên (3 quyển đầu) 
2) Lỗ tụng : 4 thiên (quyển thứ 4) 
3) Thương tụng: 5 thiên (quyển thứ 5). 

Thể văn trong Kinh Thi.

A) Các bài trong Kinh Thi viết theo thể thơ 4 chữ (thỉnh thoảng có câu 3 chữ hoặc 5 chữ. 
B) Cách kết cầu các bài làm theo ba thể: 
1) Thể phú (xem bài đọc thêm số 1) 
2) Thể tỷ (Xem bài đọc thêm số 2) 
3) Thể hứng (xem bài đọc thêm số 3) 
Ba thể ấy đã giải thích rõ trong chương thứ I (mục nói về Ba thể văn trong ca dao). 

Luân lý trong Kinh Thi.

A) Đức Khổng tử đã nói: “Thi tam bách, nhất ngôn dĩ tế chi, viết: Tư vô tà. , nghĩa là: Cả ba trăm thiên Kinh Thi, chỉ một câu có thể chùm được, là: Không nghĩ bậy. (Luận ngữ: Vi chính II). Vậy người đọc Kinh Thi phải làm thế nào cho lòng mình không nghĩ đến điều sằn bậy, dâm tà để có được tính tình trong sạch; đó là bài học luân lý của sách ấy, mà cũng là chủ ý của đức Không tử khi ngài san định kinh ấy. 

B) Ngài lại nói: “Thi khả dĩ hưng, khả dĩ quan, khả dĩ quần, khả dĩ oán, nhĩ chi sự phụ, viễn chi sự quân, đa chi ư điểu thú, thảo mộc chi danh. , nghĩa là: Xem kinh Thi, có thể phấn khởi được ý chí, xem xét được việc hay dở, hòa hợp với mọi người, bầy tỏ nỗi sầu oán, gần thì học việc thờ cha, xa thì học việc thờ vua, lại biết được nhiều tên chim muông cỏ cây. (Luận ngữ: Dương Hoá, XVII). Đó là sự ích lợi của việc đọc kinh Thi. 

Đọc kinh Thi, biết được những điều gì? đọc kinh Thi, ta biết được tính tình, phong tục của người dân và chánh trị các đời vua cùng các nước chư hầu ở nước Tàu về đời Thượng cổ. Thí dụ: 
Đọc Mân phong, ta biết được tục cần kiệm của người dân nước ấy. 
Đọc Vệ phong, ta biết được tục dâm bôn của người dân nước âý. 
Đọc Tần phong, ta biết được sự hối quá của người dân nước ấy. 
Đọc Đại nhã, Tiểu nhã, ta biết được chánh trị của nhà Chu thịnh suy thế nào. 
Ảnh hưởng kinh Thi đối với văn chương nước Tàu và nước Nam. 

A) Kinh Thi là một cái nguồn thi hứng các thi sĩ thường mượn đề mục ở đâý. 

B) Kinh Thi lại là một cái kho điển tích: các nhà làm văn hay lấy điển hoặc lấy chữ ở đấy. Ta cứ đọc Truyền Kiều thì thấy rất nhiều điển và chữ mượn ở Kinh Thi. 
Kết luận. Kinh thi, cũng như ca dao của ta, là cái nền thơ lối cổ của nước Tàu, trong đó có nhiêù bài mô tả tính tình, phong tục dân Tàu một cách chất phác, hồn nhiên, thật là một cái kho tài liệu cho ta khảo cứu vậy. 

CÁC BÀI ĐỌC THÊM 

Rau quyền nghiêng giỏ còn vơi, 
Hái rau lòng những nhớ người nẻo xa. 
Nhớ ai thơ thẩn lòng ta, 
Giỏ rau đặt xuống bên kia vệ đường. 
Lên gò, lên núi, ta lên đồi; 
Ngựa chồn, tớ mệt ta ngồi nghỉ ngơi. 
Chén vàng rót rượu đầy vơi, 
Cho khuây khỏa nỗi ngậm ngùi nhớ thương. 

Thơ nầy là bà Hậu phi (vợ Chu Văn Vương) tự làm ra, xem mà cũng đủ thấy cái tính tình trinh tĩnh và chuyên nhất. Ấy hoặc là đương những khi Văn đi chầu, đi hội, đi đáp dẹp các hơi, hay trong lúc phải ngồi ở Dữu lý (4) mà bà Phi ở nhà làm ra chăng? Nhưng không thể xét được vậy. 

Thi kinh (Quốc Phong, Chu Nam, Quyển nhì) 
Nguyễn Khắc Hiếu, Nghiêm Thượng Văn 
Đặng đức Tộ cùng dịch 
Kinh Thi, Quyển thứ nhất 
(Nghiêm Hàm ấn quán, Hà nội). 

Gió đông hong 
Gió hòa mưa thuận 
Dốc một lòng 
Có giận nhau chi! 
Kìa như phong phỉ rau kia 
Hái rau sao có kể gì cuống rau. 
Tiếng tăm trong sạch trước sau. 
Sống cùng nhau, thác cùng nhau với mầy. 

Đây là thể tỷ - Rau phong, rau phỉ, ngọn và cuống đều ăn được cả mà cuống nó thời có lúc ngon, có lúc không ngon. Người đàn bà bị chồng bỏ, cho nên làm ra thơ nầy, để kể những tình thương nỗi oán. Nói âm dương hòa mà rồi mới có mưa thuận, vợ chồng hòa mà rồi mới nên cửa nhà, cho nên trong đạo vợ chồng, nên rằng gắng gượng để cùng lòng với nhau mà không nên đến có sự giận dữ. Lại nói như hái rau phong, rau phỉ, không nến thấy vì cái cuống nó không ngon mà bỏ cả cây rau: vợ chồng với nhau, không nên vì nhan sức kém xưa mà phụ nhau vậy. Tiếng tăm giữ được trong sạch thời cũng đáng cùng mầy cho đến thác, chớ sao. 
Thi kinh (Quốc phong, Bội Phong, Cốc phong. Chương thứ I ) 
Nguyễn Khắc Hiếu, Nghiêm thượng Văn, , Đặng Đức Tô cùng dịch (sách đã kể trên). 

Kià trông con én nó bay 
Nó sa cành nầy, nó liệng cánh kia, 
Gã kia bước chân ra về, 
Ta tiễn mình về, đến quãng đồng không. 
Trông theo nào thấy mà trông, 
Nước mắt ta khóc ròng ròng như mưa. 

Đây là thể hứng. Gã kia là nói vào nàng Đái Vỹ. Về là về hẳn nhà bố mẹ đẻ. Bà Trang Khương không có con, lấy con của nàng Đái Vỹ (người con gái của nước Trần, cũng lấy vua Trang công) để ra, tên là Hoàn, làm con mình. Vua Trang công mất. Hoàn lên ngôi, bị Châu Hu (con của một người thiếp yêu) giết chết. Vậy nên Đái Vỹ về hẳn nhà (nước Trần) mà Trang Khương đi tiện làm ra bài thơ nầy. 

Kià trông con én nó bay, 
Bay bổng nơi nầy, bay xuống nơi kia. 
Gã kia bước chân ra về 
Ta tiễn mình về, chẳng quản đường xa. 
Trông theo nào thấy đâu mà 
Một mình thơ thẩn đứng mà khóc thương. 

Đây là thể hứng. 

Kìa trông con én nó bay. 
Kêu lên tiếng nầy, kêu xuống tiếng kia. 
Gã kia bước chân ra về. 
Ta tiễn mình về , xa tiễn sang nam. 
Lòng ta vơ vẩn ai làm. 
Trông theo chẳng thấy cho thêm nhọc lòng. 

Đây là thể hứng. 

Tiễn sang nam là vì nước Trần ở phía nam nước Vệ. 
Thi Kinh (quốc Phong, Hội phong, Yến-yến. chươngI, II, II) 
Nguyễn Khắc Hiếu, Nghiêm Thượng Văn, Đặng Đức Tô cùng dịch. (Sách đã kể trên) 
(1) chỉ còn lại một thiên, sau đem vào sách Lễ ký, đặt là thiên nhạc ký. 

(2) Điển là phép tắc: mô: mưu bàn, kế sách; huấn : lời dạy dỗ; cáo: lời truyền bảo, thệ: lời răn bảo tướng sĩ; mệnh: mệnh lệnh. 

(3) Chu nam, Thiệu nam: Chu và Thiệu là tên đất (nay là đất huyện Kỳ Sơn, tỉnh Thiểm Tây; nam là nước chư hầu ở phương nam. Đất chu, đất Thiệu nguyên là cố ấp của nhà Chu. đến đời chu Văn Vương mới chia cho 2 người con là Đán và Thích: Đán được ăn phần đất Chu nên gọi là Chu công, Thích được ăn phần đất Thiệu nên gọi là Thiệu công. 

(4) Hữu lý là chỗ vua Trụ giam vua Văn phải ngồi tù ở đó (lời chú của dịch giả) 

Dương Quảng Hàm
(ktk sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét