Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2016

Huyền Thoại Về Bác Vật Lang Đào Đất Địa Sưu Khảo



Bác Vật Lang tên thật là Lưu Văn Lang chào đời tại làng Tân Phú Đông - Sa Đéc ngày 5.6.1880.
Thân phụ là ông Lưu Văn Cứng. Thuở trẻ ông học chữ Nho. Đến mười tuổi ông mới bắt đầu học chữ Pháp và quốc ngữ. Thông minh vốn sẵn tính trời, lại thêm có lòng hiếu thảo với cha mẹ, ông cố gắng hơn các bạn đồng học, cùng trang lứa. Chăm chỉ học tập chuyên cần chẳng mấy năm, ông vào học ở trường Trung học Chasseloup Laubat tại Sài Gòn năm 1897.
Năm mười bảy tuổi tài học của ông áp đảo bạn đồng môn, được chánh phủ Pháp cấp học bổng qua Paris theo học trường Cao đẳng Bách khoa Quốc gia.

Năm 1904 thì ông ra trường, đậu hạng 8 trong số 250 thí sinh, nghiễm nhiên là vị kỹ sư (Ingénieur des Arts et Manufactures de l’École Centrale de Paris) nhưng dân gian kính mộ vẫn gọi là Bác vật Lang.
Khi ông về nước, tài ba “Bác Vật Lang” truyền tụng khắp trong xứ. Đầu tiên là Chánh phủ Pháp bổ nhiệm ông lên Vân Nam lo thiết lập đường xe lửa. Rồi đến năm 1909, ông về giúp việc trong sở Công chánh Sài Gòn đến năm 1940.

Trong năm 1933, ông đảm nhận chức vụ “Hội viên hội đồng danh dự và cố vấn”cho đến năm 1942.
Sau cuộc đảo chính của quân đội Nhựt ngày 9.3.1945, Pháp trao trả quyền hành lại cho vua Bảo Đại, nội các đầu tiên do cụ Trần Trọng Kim thành lập, có mời ông và ông Hồ Tá Khanh ra Huế đảm nhận chức vụ Tổng Trưởng. Rồi biến cuộc xảy ra trên đất nước, ông giữ khí tiết, không chịu hợp tác gì với người Pháp.

Tài năng của ông từng khiến các vị kỹ sư người Pháp đều thán phục, đức độ và tâm chí của ông được hầu hết các nhân sĩ trọng vọng kính nể.
Con người có tài có đức, hẳn là trời đất ưu ái, dành cho đầy đủ phước, lộc, thọ. Vợ chồng ông sinh ra rất đông con cái, đều sống khỏe mạnh thông minh. Năm 1930, ông đã có đến 9 người con…

Năm 1954 vì nhiệt thành yêu nước, ông tham gia phong trào Hòa Bình với địa vị chủ tịch danh dự, thuộc Ủy Ban Hòa Bình Sài Gòn, bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt giữ trong đợt thứ nhất vào tháng 11 năm ấy. Ông từ trần ngày 03.8.1969, thọ 90 tuổi…

Báo “Đuốc nhà Nam” ngày 08.08.1969, chủ bút là ông Trần Tấn Quốc, đã viết một bài đăng ở trang nhất, nơi danh dự với nhan đề: “Kính điếu cụ Lưu Văn Lang, một sĩ khí miền Nam” lời lẽ vô cùng cảm xúc và chân thành rất mực.

Huyền thoại về “Hang Bác Vật Lang”
(Theo sự thuật lại của Tu sĩ Trần Văn Phúc)

Thế núi Thất Sơn nhất là: núi Dài, Cô Tô, núi Cấm, có vùng nó chỉ toàn là đá, cứ đá chồng lên đá, có chỗ bên trong như tàng ong, bộng rỗng tạo thành hang đá, thời kháng chiến có hang là cả một trung tâm, lương thực, bệnh viện… thậm chí có cả ban chỉ huy dưới hang.
Vị trí hang Bác Vật Lang:

Chùa Vạn Linh

Ta lên núi Cấm lấy mốc là Chùa Phật lớn (Trung tâm hành hương) đi về hướng tây tới chùa mới xây là Vạn Linh (hiện tại xây tượng Phật Di Lặc, với uy thế kỳ quang).
Rời chùa Vạn Linh đi tiếp khoảng vài trăm mét đến chỗ có tấm biển nhỏ có mũi tên, chữ “Hang Ông Thẻ và Bác Vật Lang” từ đó xuống, có dây nương theo mà đến miệng hang.
Do vì Bác vật Lang đã thám hiểm hang này nên người ta gọi hang đó là hang Bác vật Lang.

Chuyện kể: Hôm đó đến phiên thám hiểm hang ở núi Cấm, đoàn thám hiểm đến hang này thấy có vẻ sâu và nguy hiểm, nên không dám xuống, mới cho khỉ xuống trước.
- Khỉ xuống trước : buộc dây vào cổ khỉ, cho khỉ xuống hang, khỉ đi khá lâu, càng lâu, càng sâu rồi im bặt (không còn động đậy). Lúc kéo lên rất nhẹ, đến lúc hết dây thấy chú khỉ mất tích, có điều là đầu dây chỉ có dấu tháo mở mà thôi.

- Chó xuống kế: Đoàn tiếp tục cho chó berger xuống tiếp, cũng buộc dây vào cổ như chú khỉ trước, kết quả cũng độ sâu đó rồi im hẳn, dấu dây cũng bị tháo như cũ.

- Người thám địa huyệt: Rồi bỗng cả đoàn nhao lên, không biết hiện tượng gì lạ lùng ? Từ xưa tới nay chưa từng xảy ra. Phần lo sợ vì “hiện tượng lạ”. Nhưng có điều… Bác vật Lang cứ trầm tư… Tánh hiếu kỳ của đoàn bị kích thích, cuối cùng Bác vật Lang tình nguyện một mình đơn độc xuống hang.

Lúc này vì cho người xuống nên hết sức cẩn thận, “dây giật làm tín hiệu liên tục”, cứ liên tiếp trên giựt ba cái, dưới giựt trả lời ba, trên giựt hai cái, dưới trả lời hai, cứ thế mà tiếp tục xuống đến… hết dây. Trên hang giựt ba cái, dưới im lặng… Trên giựt liên tục… dưới im lặng
Sau thời gian khá lâu, đợi chờ mãi, từng giây, từng phút nặng nề trôi qua. Giờ trong đoàn kẻ đi tới, người đi lui rồi chỉ nghe tiếng thở ra, chắc lưỡi.

Trời đã về chiều, từng tiếng kêu, từng tiếng hú của loài vượn khỉ, một cảnh tượng ngột ngạt. Giờ chỉ biết nhìn sự chậm rãi của bóng hoàng hôn, rồi bóng đêm phủ trùm lên núi rừng…

Suốt đêm không ngủ, mỗi người đôi mắt như dán chặt vào miệng hang, thỉnh thoảng có bóng đèn pin lóe sáng, họ ngồi dựa vào nhau, gục gặc đầu... không, họ ngủ gật !

Trời chưa sáng mà mọi người đã tỉnh hẳn, và không nói, tiếp tục chờ… Bỗng một bóng đen bò lên chậm rãi. Một tiếng thét hãi hùng “Á !”. Bỗng giọng chùng xuống, Bác vật Lang… Vâng ! Đúng Bác vật Lang rồi!
Bác vật Lang còn sống, nhưng ông chỉ ú ớ, cho đến bây giờ chúng ta cũng chẳng biết cái gì trong đó.
Sau nghe nói Bác được đưa về Sài Gòn chữa trị, sức khoẻ thời bình phục, nhưng vẫn không nói được câu nào. Cũng từ đó mà có câu ca :

Đàn kêu tích tịch tình tang
Đố ai biết được trong hang là gì?
Đàn kêu tích tịch tì t
Đố ai biết được cái gì trong hang?

Hôm nọ có đoàn đại diện Bửu Sơn Kỳ Hương đến thăm, được bác tiếp, không biết do bác vô tình hay cố ý mà chỉ nói vỏn vẹn một câu. Các vị bô lão hỏi; 
- Thưa ông, ông đã thấy gì trong ấy ?
Bác trả lời:
- Tôi… chỉ nói… như… vầy… “Ở… dưới núi… là một mâm cơm… dọn sẵn… trên núi là một… cái lồng bàn… dỡ ra là ăn…, các ông… ráng tu”.
Cũng chỉ nói bấy nhiêu, cúi đầu chào rồi đi vào bàn Phật tiếp tục ngồi thiền.
Chỉ nói bấy nhiêu ! Nghe nói về sau cho đến lúc cuối cùng vẫn mang xuống đáy mồ chứ không nói thêm một câu nào.

Đào Đất Địa sưu tập.

Ngoài những câu chuyện về rắn thần, các cao tăng, thú dữ... thường được đề cập thì câu chuyện bí ẩn ở hang Bác Vật Lang có lẽ nhiều người chưa biết. Đặc biệt, những điều bí ẩn trong hang Bác Vật Lang cho tới nay vẫn chưa được khám phá ra, càng làm cho vùng này thêm phần kỳ bí.

Trong hang có gì?

Câu hỏi này tưởng chừng như sẽ được trả lời, khi mọi người thấy Bác Vật Lang chui lên khỏi miệng hang. Thế nhưng, một câu nói với những chữ rời rạc như trở nên bất hủ của ông còn lưu truyền tới ngày nay đang làm nhiều người thắc mắc: Dưới hang có gì? Đến nỗi, dân gian nơi này còn có một bài vè về sự này: "Đàn kêu tích tịch tình tang/Đố ai biết được trong hang là gì?/Đàn kêu tích tịch tì tì/Đố ai biết được cái gì trong hang?".

Theo lời kể lại của ông Trần Văn Phúc, một chuyên gia biết nhiều về vùng đất này thì chuyện kể lại rằng, có một đoàn thám hiểm các hang ở dãy Thất Sơn. Sau khi hoàn thành thám hiểm nhiều hang, đến hang ở núi Cấm, đoàn thám hiểm thấy có vẻ sâu và nguy hiểm nên cho khỉ xuống trước. Khi khỉ xuống, người ta buộc dây vào cổ, cho khỉ xuống hang. Khỉ đi khá lâu, càng lâu, càng sâu rồi im bặt, không còn động đậy. Đợi mãi không được, mọi người kéo dây lên thì cảm giác rất nhẹ. Đến lúc hết dây không thấy chú khỉ đâu nữa. Có điều là đầu dây chỉ có dấu tháo mở mà thôi.

Giải thưởng lớn cho cuộc thi ảnh Việt Nam Xanh
Những bí ẩn đó đã theo chân Bác Vật Lang về bên kia thế giới để lại không ít thắc mắc cho đời sau.
Vẫn chưa yên tâm, đoàn đã nghĩ ra cách cho con chó berger xuống. Chó xuống, họ cũng buộc dây vào cổ như chú khỉ trước, kết quả cũng độ sâu đó rồi im hẳn, dấu dây cũng bị tháo như cũ. Theo lời kể của ông Trần Văn Phúc thì lúc đó, cả đoàn nhao lên, không biết hiện tượng gì lạ lùng đã xảy ra dưới hang? Chuyện này, từ xưa tới nay chưa từng xảy ra. Phần lo sợ vì hiện tượng lạ, phần muốn biết dưới hang có gì mà kỳ quái đến thế, cả đoàn cứ loay hoay. Trong khi đó, Bác Vật Lang cứ trầm tư... Sau một hồi, cuối cùng Bác Vật Lang tình nguyện một mình đơn độc xuống hang. Sau một hồi tính toán, cả đoàn bàn mưu tính kế để cho Bác Vật Lang xuống được an toàn, một kế hoạch đã được vạch ra.

Theo đó, khi Bác Vật Lang xuống sẽ được cột dây làm tín hiệu. Những người ở trên sẽ giật dây để theo dõi và ngược lại Bác Vật Lang cũng sẽ giật trở lại. Xuống một đoạn, sợi dây được giật liên tục ở hai đầu. Càng xuống sâu bao nhiêu thì sợi dây được giật liên tục bấy nhiêu để báo hiệu. Đến khi hết dây nhưng không thấy tín hiệu giật dây của Bác Vật Lang, mọi người thực sự lo lắng. Họ liên tục giật nhưng dưới hang vẫn im lặng đến đáng sợ... Khi màn đêm buông xuống, cũng là lúc những loài thú bắt đầu cuộc đi ăn đêm. Khỉ, vượn và những loài thú dữ khác cứ hú, gầm xé tan màn đêm trên núi Cấm, làm cho cảnh tượng hãi hùng vô cùng.

Cả đêm, không nghĩ ra cách gì khác, họ cứ thấp thỏm và chờ đợi. Trong khi đêm đen cứ ôm lấy dãy núi, nhiều người đã nghĩ tới cảnh tượng xấu nhất diễn ra. Cho tới khi trời dần sáng ra, mọi người đang loay hoay tính phương án khác... thì bỗng nhiên có một bóng người lồm cồm bò lên. Có người phát hiện ra đó chính là Bác Vật Lang và thét lên "A Bác Vật Lang. Đúng Bác Vật Lang rồi" và mừng rỡ vô cùng.

Tuy Bác Vật Lang còn sống và bò lên được miệng hang, nhưng các thành viên trong đoàn cũng không biết trong hang có gì. Vì Bác Vật Lang chỉ ú ớ được vài tiếng rồi không nói được gì thêm. Sau đó, Bác Vật Lang được đưa lên Sài Gòn chữa trị, một thời gian sau đó, sức khỏe phục hồi nhưng vẫn không thể nói được. Các bác sỹ cũng bó tay không hiểu nguyên nhân vì sao. Khi có đoàn đại diện các bô lão Bửu Sơn Kỳ Hương (giáo phái do đức Phật Tây An Đoàn Minh Huyên sáng lập) đến thăm, được Bác Vật Lang tiếp. Nhưng không biết do Bác Vật Lang vô tình hay cố ý mà chỉ nói vỏn vẹn một câu, khi các vị bô lão hỏi: Thưa ông, ông đã thấy gì trong ấy?

Bác Vật Lang trả lời: Tôi... chỉ nói... như... vầy... "Ở... dưới núi... là một mâm cơm... dọn sẵn... trên núi là một... cái lồng bàn... dỡ ra là ăn..., các ông... ráng tu". Bác vật Lang chỉ nói bấy nhiêu, cúi đầu chào rồi đi vào bàn Phật tiếp tục ngồi thiền. Cho đến khi qua đời, Bác Vật Lang cũng không nói thêm câu nào, thế là mọi bí mật trong hang vẫn là bí ẩn với mọi người và đi theo Bác Vật Lang về nơi chín suối. Chính vì thế người ta đã đạt hang này theo tên ông.
Núi Cấm có nhiều giai thoại, đặc biệt là hang Bác Vật Lang vẫn còn nhiều bí ẩn phía trong.

Nhà khoa học đầu tiên của Nam bộ

Ông Phi Vân, một người sống lâu năm tại khu vực núi cấm và được xem là thổ địa của núi này cho biết, đã từng dẫn một đoàn có gan, dám thám hiểm hang Bác Vật Lang. Dù chuẩn bị chu đáo, cẩn thận với nhiều thiết bị nhưng cuối cùng cũng chỉ xuống được một đoạn trong thời gian nửa ngày trời. Ông Vân cho biết, trong hang rất nhiều ngõ ngách thông với nhau, đi hoài không không thấy cái gì cả. Và mọi bí mật về hang Bác Vật Lang vẫn là bí ẩn cho tới ngày nay.

Người ta lại càng nhớ Bác Vật Lang. Bác Vật Lang, tên thật là Lưu Văn Lang (1880 - 1969) người làng Tân Phú Đông, hạt Sa Đéc, (thị xã Sa Đéc, Đồng Tháp ngày nay). Ông là kỹ sư bản xứ đầu tiên và cả Đông Dương, chính vì vậy mà dân gian quen gọi ông là Bác Vật Lang (ý nói ông là nhà khoa học).

Ngay từ nhỏ, ông đã bộc lộ những tư chất thông minh, chăm chỉ. Thủa nhỏ ông học chữ Nho, lên 10 tuổi bắt đầu học chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp, sau đó giành được suất học bổng đặt cách vào trường Chassluop-Laubat ở Sài Gòn. Đến khi 17 tuổi, ông thi đậu tú tài 2 của Pháp với điểm xuất sắc và nhận được học bổng sang Pháp học tại trường Bá nghệ Trung ương Pháp quốc. Đây là ngôi trường đào tạo kỹ sư lớn nhất tại Pháp lúc bấy giờ.

Đến năm 1904 thì ông tốt nghiệp, đứng hạng 8 trong tổng số 250 sinh viên. Ngày nay, về miền Tây, đặc biệt là các địa phương: Đồng Tháp, Bạc Liêu, An Giang... nhiều người cố cựu nơi đây đều biết đến nhà bác học này. Ông vốn là người rất đức độ và tài năng nên được mọi người hết sức kinh nể. Đặc biệt là những lần "thần cơ diệu toán như thần" nên dân gian khu vực miền Tây Nam bộ đã phong cho biệt danh là người biết được "thiên cơ".


Đồng hồ Đá ở Bạc Liêu ngày nay.
Bí mật phía sau chiếc đồng hồ mặt trời

Biết được chuyện này, viên tỉnh trưởng tỉnh Bạc Liêu thời ấy đã vô cùng kính phục Bác Vật Lang. Phần vì mến mộ tài năng, phần vì quý Bác Vật Lang có đức độ nên viên tỉnh trưởng đã khoản đãi Bác Vật Lang như khách quý. Đáp lại tình cảm đó, Bác Vật Lang đã tặng viên tỉnh trưởng một chiếc đồng hồ đá ngay trong khuôn viên dinh tỉnh trưởng Bạc Liêu (nay là Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Bạc Liêu). Đồng hồ này có hai mặt hình vuông được xây bằng gạch tàu, mỗi mặt khắc 6 chữ số La Mã theo hình vòng cung, biểu thị số giờ. Khi ánh nắng chiếu xuống phần hình chữ nhật tạo ra vệt sáng tối. Con số nào nằm giữa hai vệt này là số giờ lúc ấy. Lúc bấy giờ, viên chức muốn đi làm chính xác thì tạt ngang dinh tỉnh trưởng nhìn giờ rồi vào sở làm. Cho tới ngày nay, chiếc đồng hồ này vẫn còn hoạt động và số giờ "chạy" tương đối chính xác như đồng hồ đeo tay.

(Yên Đỗ - sưu tầm&tổng họp từ Net)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét