Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015

Nhắc Chuyện Tết Với Thơ Vũ Đình Liên

Mỗi năm Tết đến lòng chúng ta nôn nao mơ tưởng mùa Xuân cũ năm nào những bài thơ của thi sĩ Vũ Đình Liên, thơ cho ta nỗi lâng lâng rộn ràng, ví dụ bài Ông đồ chẳng hạBuồn nhỉ?n. Hãy nói sơ qua về tiểu sử của nhà thơ.
Vũ Đình Liên sáng tác bài thơ Ông đồ, một tác phẩm bất hủ và bất tử trong vườn thơ Việt Nam. Thực ra ông sáng tác nhiều bài thơ nữa, nhưng công chúng chỉ biết mỗi một bài Ông đồ mà thôi. Ông sinh ngày 12-11-1913, quê gốc Hải Dương, mất ngày 18-1-1996 tại Hà Nội, Vũ Đình Liên là một trong những người mở đầu và góp phần cho phong trào Thơ mới, nổi tiếng với những vần thơ ca ngợi tình yêu, tuổi trẻ.

Vũ Đình Liên là nhà thơ kiêm nhà giáo tận tụy với công việc sư phạm, ông dạy học (môn Pháp văn) và dịch thơ, mà hầu như chỉ dịch thơ đại thi hào Pháp Charles Beaudelaire.
Vũ Đình Liên thích thơ Beaudelaire, nên bạn bè gọi ông là Baud Liên, một "Baudelaire Vietnamien". Về những tác phẩm chính: 
Một số bài thơ: Ông đồ, Lòng ta là những hàng thành quách cũ, Lũy tre xanh, Người kỹ nữ Cầu Trò (1973), Người đàn bà điên ga Lưu Xá (1977), Gặp lại người đàn bà điên (1987), Người điên - Nàng Tiên (1992),...
Sách đã xuất bản: Đôi mắt (thơ - 1957); Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (cùng Nhóm Lê Quý Đôn -1957) ; Nguyễn Đình Chiểu - Nhà chí sĩ yêu nước (1957); Thơ Baudelaire (2) (dịch-1995); Thơ Vũ Đình Liên (NXB Văn hóa, 1996).

Tập thơ Les fleurs du Mal (Những bông hoa ác) của Baudelaire, một công trình nghiên cứu và dịch trong gần 40 năm sáng tác, đến khi CS cai trị miền Bắc, sức sáng tác của ông suy giảm. Bây giờ hãy xét qua bài thơ nổi tiếng Abel và Caïn của Baudelaire, qua sự chuyển ngữ của nhà thơ Vũ Đình Liên.
- Pháp ngữ phân đoạn 1:

"Race d'Abel, dors, bois et mange;
Dieu te sourit complaisamment.
Race de Caïn, dans la fange
Rampe et meurs misérablement.
Race d'Abel, ton sacrifice
Flatte le nez du Séraphin!
Race de Caïn, ton supplice
Aura-t-il jamais une fin?
Race d'Abel, vois tes semailles
Et ton bétail venir à bien;
Race de Caïn, tes entrailles
Hurlent la faim comme un vieux chien.
Race d'Abel, chauffe ton ventre
À ton foyer patriarcal;
Race de Caïn, dans ton antre
Tremble de froid, pauvre chacal!
Race d'Abel, aime et pullule!
Ton or fait aussi des petits.
Race de Caïn, coeur qui brûle,
Prends garde à ces grands appétits.
Race d'Abel, tu croîs et broutes
Comme les punaises des bois!
Race de Caïn, sur les routes
Traîne ta famille aux abois."

- Việt ngữ phân đoạn 1:
“Nòi giống Abel hãy ngủ ngon và ăn uống no say
Chúa trời đầy cảm tình cười với chúng bay
Nòi giống Caïn trong bùn lầy nước bẩn
Hãy lê la và chết dần chết mòn khốn nạn
Nòi giống Abel, rượu ngon thịt sống bày dâng
Hương vị thơm tho làm nở mùi thiên thần
Nòi giống Caïn hình tội các ngươi chịu đựng
Có ngày nào hết chăng hay vô cùng vô tận
Nòi giống Abel hãy xem đó mùa màng
Và bò ngựa của bay béo tốt, chín vàng
Nòi giống Caïn, gan ruột ngươi la thét
Gào đói như con chó già sắp chết
Nòi giống Abel hãy sưởi cái bụng phệ của bay
Bên lò sưởi gia đình, con cháu sum vầy
Nòi giống Caïn trong hang sâu gió rít
Hãy run lên, con chó ngao ăn thịt chết
Nòi giống Abel hãy lấy nhau và nảy nở sinh sôi
Vàng của bay cũng sinh con đẻ cái như người
Nòi giống Caïn, trái tim cháy bỏng
Các ngươi hãy phòng ngừa ước ao khát vọng
Nòi giống Abel hãy ngốn cỏ và lớn nhanh
Như những đàn rận rệp của rừng xanh
Nòi giống Caïn lang thang trên đường cái
Hãy tha vợ, tha con ngươi, đói nghèo, kinh hãi."

- Pháp ngữ phân đoạn 2:
"Ah! race d'Abel, ta charogne
Engraissera le sol fumant!
Race de Caïn, ta besogne
N'est pas faite suffisamment;
Race d'Abel, voici ta honte:
Le fer est vaincu par l'épieu!
Race de Caïn, au ciel monte,
Et sur la terre jette Dieu!"

- Việt ngữ phân đoạn 2:
"Nhưng mà ôi! Nòi giống Abel xác thời chẳng bay
Sẽ làm phân bón cho ruộng đất một ngày

Nòi giống Caïn, bàn tay lao động
Của các người chưa làm vừa, làm đúng

Nòi giống Abel, đây là cái nhục chúng bay
Cái gậy đi săn đã đánh bại lưỡi cày
Nòi giống Caïn hãy chiếm cả bầu trời cao ngất
Hãy lên trời và vất chúa trời xuống đất." 

Dù đã nổi danh trong phong trào Thơ mới nhưng cho đến khi được Hoài Thanh - Hoài Chân chọn thơ viết giới thiệu trên cuốn Thi nhân Việt Nam, Vũ Đình Liên chưa xuất bản một tập thơ nào cả, một đặc cách rộng rãi cho Vũ thi nhân. Đầu năm 1941, trong một bức thư gửi Hoài Thanh, lúc Hoài Thanh thực hiện tác phẩm Thi nhân Việt Nam.
Vũ Đình Liên vốn khiêm tốn, nên có những bài thơ hiếm hoi của ông được biết đến đều mang tâm trạng u buồn, những nỗi niềm hoài cổ, về lũy tre xanh xưa, về thành quách rêu rong nét cũ mà vẻ ảm đạm của “Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo, Nền cũ lâu đài bóng tịch dương” hay "Những người muôn năm cũ, Hồn ở đâu bây giờ?". Hoài niệm của ông cũng là nỗi niềm của nhiều người và bức tranh bằng thơ về Ông Đồ vẫn sẽ còn ngậm ngùi vang vọng mãi với thời gian: "Ông đồ vẫn ngồi đấy, Qua đường không ai hay, Lá vàng rơi trên, giấy, Ngoài trời mưa bụi bay", (*).

Vũ Đình Liên đã tự nhận mình là nhà thơ của giới lao khổ của xã hội.
Trên báo Phong Hóa, số ngày 18-8-1934, ông ao ước:

"Tôi muốn hát những bài ca thảm thiết
Như những tiếng kêu than của người đói rét...
Tôi muốn ru những trẻ con côi cút
Không chốn nương thân, không người chăm chút...
Tôi muốn an ủi những người nghèo khổ
Thiểu não bơ vơ, không họ hàng nhà cửa...
Tôi sẽ gọi bạn lầm than đói khát
Đến xung quanh để nghe tôi đàn hát...
Rồi hết thảy bầy rách rưới đui mù
Từ ông lão già cho đến đứa trẻ thơ
Dứt tiếng hát đều kêu lên cảm khái:
- Anh là thi sỹ của những người thân tàn ma dại."

Bốn mươi ba năm sau, từ 1944-1977, khi ngoài đời đã bao nhiêu đổi thay, người CS làm chủ đất nước, Vũ Đình Liên vẫn giữ nguyên vẹn lòng thương xót, nỗi chia sẻ tê tái với những người thua thiệt trong xã hội.
Bài thơ Người đàn bà điên ga Lưu Xá là một thí dụ điển hình. Xuân đang về hãy xem bài thơ bi ai này. Ông tả cảnh người đàn bà điên trong chuyến tàu Tết như sau: 

"Người đàn bà điên ga Lưu Xá
Ngồi ngay trước mặt dưới chân tôi
Ai vẽ được thiên tài hội họa
Chân dung kia kinh tởm tuyệt vời
Công chúa điên rồ và rách rưới
Hình ảnh lạ lùng chửa có hai
Cảnh tượng Đông Tây cộng lại
Khôn dựng nên dù một phần mười..." 

Chân dung người đàn bà điên xơ xác cho thấy Vũ Đình Liên hướng thi ca của ông thiên về nếp sống dân sinh xã hội. 

"Bao tải xơ ni lông nát vụn
Sợi dây thừng buộc mũ rách bông ...
Tôi ngồi ngắm mắt không hề mỏi
Đống rác kia xưa đã là hoa...
Ai dun dủi và ai sắp đặt
Một nhà thơ với một người điên
Tôi bắt gặp ba lần cặp mắt
Nhẹ căm thù như muốn làm duyên..."

Đoạn thơ cuối, Vũ Đình Liên mong mỏi cho người đàn bà điên có được đời sống vui tươi hơn: 

"Tôi đi tìm đến những người thân
Bè bạn cháu con xa với gần
Ngày Tết cổ truyền vui thiếu đủ
Nhìn mặt người như nắm hoa xuân
Còn tôi biết cuộc đời đã trút
Lên hoa kia sương tuyết nặng dày
Đời độc ác lòng người bội bạc
Làm hoa kia thành đống rác này
Đời sẽ đổi lòng người sẽ đổi
Sẽ trở về tình xót nghĩa thương...
Người em Lưu Xá ở đâu đây
Có thấy ấm lòng xuân nắng hây
Một đóa hoa tàn nay nở lại
Thắm hồng trong buổi mới xuân nay..." 

Bài thơ trên nói về Xuân mới sang, bài thơ kế đề cập về mùa Tết đến, trong tưởng người viết bài sắp xếp chuyện Tết với thi nhân Vũ Đình Liên:

"Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua"

Tôi đọc bài viết "Đầu Năm Nhắc Chuyện Tết" của tác giả Trần Đình Thông như sau:

"Bài thơ xưa nhắc tôi nhớ nhiều về những ngày tết xa xưa khi mà ở các chợ hay trên hè phố lớn hay các nơi đông người, các di tích có nghi lễ tết như chùa hay các miếu, đình hay lăng, ví dụ Lăng Ông Bà Chiểu hay Sở Thú có sự hiện của cụ đồ trong quần trắng, áo dài màu đen như y phục truyền thống của các cu. Khi cụ đồ tung bút phết bằng cọ những chữ phóng họa thật bay bướm có nét rồng bay phượng múa thì thật là đẹp mắt trên các bản vẽ chúc xuân hay chúc tết đầu năm. Viết về kỷ niệm tết thì tôi có cả một ký ức dầy đặc để kể ra đây... 

Rồi giao thừa đến. Chuông trống đền chùa khua vang. Giữa giờ phút thiêng liêng của đất Kinh kỳ vào xuân, nhà nào cũng đốt đèn nến, thắp tuân hương mới, khấn vái tổ tiên phù hộ cho khỏe mạnh buôn bán phát tài, con cái học hành tấn tới. Rất nhiều nhà còn đặt mâm lễ ngoài trời để cúng vái tạ ơn quan cũ về trời, đón mừng quan mới vừa tới. Nhìn vào hai cốc pha lê đặt thủy tiên, hôm qua hoa còn hàm tiếu, giờ đã nở đúng giao thừa, tỏa hương thơm ngát, coi như thế là điềm lành cho cả năm. 

Chúc Mừng Năm Mới."

Thơ của Vũ Đình Liên mang nét hoài cổ khiến đọc tác phẩm của ông cho ta cảm nhận cảm giác bâng khuâng tiếc nuối những truyền thống văn hóa xưa đã mờ nhạt dần, bốn câu nhập đề của bài viết Trần Đình Thông viết bên trên. Mỗi dịp Tết đến Xuân về, người Việt xưa thường có thói quen xin chữ để gửi gắm những mong ước, khát vọng cho năm mới như tác giả bài viết chuyện Tết ghi nhận.

Trần Văn Lưu - Vũ Đình Liên - Bùi Xuân Phái
Mùa hoa đào nở cũng là thời khắc giao mùa, sự thiêng liêng giữa năm cũ và năm mới đang đến. Mỗi khi hoa đào nở là lại thấy ông đồ già xuất hiện bên cạnh đĩa mực tàu, giấy đỏ bên phố nhộn nhịp người đi lại du XU Xuân mới, mua sắm cho Tết nhất. Lời thơ chứa chan sự thổn thức, bồi hồi dáng ông đồ xưa. Bài thơ dài (20), hai mươi chữ (*) giới thiệu được trọn vẹn không gian, thời gian, nhân vật, tạo tiền đề cho câu chuyện xin được tiếp tục trình bày như trong các câu thơ sau:

"Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay."

Hai câu tiếp theo, nhà thơ mô tả tài năng của ông đồ, bán chữ nghệ thuật vẽ, nét bút mát tay tài hoa của ông đồ:

"Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay"

Câu thơ trên của Vũ Đình Liên diễn tả nét chuyên nhiệp, nghệ thuật hái ra tiền khi Xuân về, kỹ năng vẽ chữ phượng múa rồng bay với niềm hân hoan trong thời buổi hoàng kim của ông đồ. Đến hai câu thơ thứ 9 và 10 lại thơ cho vẻ ê chề, não nuột:

"Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?"

Dùng hai từ ngữ điệp vận "mỗi" trong một thơ diễn tả sự kiện cụ đồ của văn hóa thuở nho thịnh nay đã hoàng hôn, vắng thưa khách thuê viết theo thời gian.

"Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay"

Đoạn đầu bài thơ tô điểm mỗi năm hoa đào nở biểu tượng cho không gian Tết đến, khung trời sang Xuân, sự xuất hiện của ông đồ già cong lưng vẽ chữ làm cảnh vật xung quanh và lòng người thêm náo nức, rộn rã. Quần chúng đón nhận ông bằng tất cả sự trang trọng cần thiết. Nay thì giờ đây ông vẫn ngồi đấy, trên con phố dông người lại du xuân sắm tết. Ông chờ đợi sự đoái hoài, hương Tết xưa của khách hàng qua lại mà sao như sự thờ ơ công việc nghệ thuật của ông. 

Một khi nếp sống xã hội theo tây hóa, hình ảnh của ông đồ biểu hiện cho văn hóa xưa nho học đã bị đào thải, như thơ của thơ Tú Xương mô tả sự kiện đổi thay xã hội:

"Nào có ra gì cái chữ nho
Ông nghè ông cống cũng nằm co"

Tết lại đến để ông đồ hình như bị im lìm chìm sâu khuất lấp hình bóng đáng yêu xưa, mờ nhạt dần trong phong tục đầu năm khi xuân về. Để rồi phong tục cũ thật sự mai một tịch liêu:

"Năm nay hoa đào nở
Không thấy ông đồ xưa"

Bài thơ kết thúc bằng hai câu thơ buồn bã mà nhiều chúng ta thuộc làu trong tâm thức xót thương cho dĩ vãng một thời nhuốm văn hóa xưa phong tục cũ khi thi nhân “gọi hồn” của sự kiện nay đã mất...

"Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?".

“Những người muôn năm cũ” ấy có thể là ông đồ, có thể là khách du xuân mua họa phẩm nghệ thuật của ông đồ. Nhưng cái mất mát trong thơ của Vũ thi nhân là sự tiếc nuối, thơ mang âm hưởng xót xa, bởi vì kỷ niệm đã phôi phai, tàn lụi của những nét đẹp trong văn hóa cổ truyền như dịp Tết đến Xuân về của dân tộc. Buồn nhỉ?

Việt Hải LA.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét