Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

Lễ Cha

     

         Ta thường gọi ngày LỄ MẸ là NGÀY HIỀN MẪU, nên khi đến ngày LỄ CHA thì rất nhiều người theo thói quen, thay chữ MẪU bằng chữ PHỤ, và gọi ngày Lễ Cha bằng NGÀY HIỀN PHỤ !!!...
   
          Trong văn chương không thiếu những áng văn những bài thơ ca tụng mẹ hiền, có thể sự dịu dàng hòa ái của bà mẹ gần gũi với con cái hơn là bộ mặt lúc nào cũng " Lập nghiêm " của ông cha. Cha thì lo việc lớn hơn, ngoài việc duy trì và nuôi sống gia đình, lắm ông còn phải chăm lo việc nước, việc ngoài xã hội... Nhưng cũng có những người cha có máu " giang hồ ", thích lang bạt rày đây mai đó... Ta hãy cùng đọc một bài Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt của Đỗ Mục đời Đường để thắm thía hơn với cái máu " giang hồ " của các ông cha ngày trước...
                                歸家                           QUY GIA
                          稚子牽衣問,            Trỉ tử khiên y vấn
                          歸來何太遲。            Quy lai hà thái trì ?
                          共誰爭歲月,            Cộng thùy tranh tuế nguyệt
                          贏得鬢如絲。            Doanh đắc mấn như ti
                          杜牧                                               Đỗ Mục
Thích nghĩa :
                      QUY là về, GIA là nhà, QUY GIA là Về Lại Nhà.
   1. Câu 1 : Trỉ là non, Tử là Con. TRỈ TỬ : không phải là con non mà là Con Thơ. Khiên : là nắm , là níu, là dắt. Y là Áo, Vấn là Hỏi. Nghĩa toàn câu là :
                     " Con thơ níu áo hỏi "
   2. Câu 2 : Quy là Về, LAI là Xu hướng Động từ, chỉ sự di chuyển gần đến người viết hoặc nói. QUY LAI là Về lại, là Về " đây ". QUY KHỨ là Về " đi "(
          KHỨ chỉ di chuyển Xa người nói hoặc viết ). Hà là Sao?. Thái là Quá
 .        Trì là Trễ, muộn. Nghĩa cả câu :
                      " Sao muộn quá mới về nhà ? ".
   3. Câu 3 : Cộng là cùng, chung. Thùy là Ai? Tranh là dành, giựt. Tuế là Tuổi, là Năm. Nguyệt là Tháng. Nghĩa cả câu : Cùng với ai dành giựt năm
                       tháng, ý nói :
                    " Cùng với ai sống đua chen trong những năm tháng đó ?."
   4. Câu 4 : Doanh là Lời, thắng, Ăn, thu hoạch. Đắc là được. Mấn là Tóc mai .Như là giống, giống như. Ti là Tơ. Nghĩa cả câu :
                               ( chỉ ) lời được hai
                                bên tóc mai trắng như tơ.
Diễn nôm : 
                                       VỀ LẠI NHÀ

                                   Con thơ trì áo hỏi
                                   Sao đi mãi đến giờ ?
                                   Cùng ai ngày tháng ấy
                                   Mà tóc đã bạc phơ !
Lục bát :
                                Con thơ níu áo hỏi ba
                                Đi sao lâu quá, bỏ nhà bỏ con !
                                Cùng ai ngày tháng mõi mòn ?
                               Sương pha tóc trắng chẳng còn như xưa !

             Hai câu đầu là lời chất vấn, thắc mắc, thơ ngây nhưng lắc léo của con thơ. Nhưng hai câu sau... Hình như là lời than van, oán trách, khúc mắc, thở than của bà... nội tướng đã biết bao ngày khoắc khoải, mòn mõi đợi chàng về !.

             Trong ngày LỄ CHA, mong rằng các ông cha luôn luôn trân quí sự sum họp và tình cảm gia đình để gắn bó hơn với con cái và các thành viên trong đó , nhất là với người đầu gối tay ấp, sao cho...

                              Một nhà sum họp trúc mai,
                      Càng sâu nghĩa bể càng dài tình sông !
                                                                   (  Truyện Kiều )

Đỗ Chiêu Đức.
* * * 
Cám ơn anh Chiêu Đức cho đọc lại bài Qui Gia của Đỗ Mục kèm thêm phần giải nghĩa cặn kẽ. Rất thú vị . Rất quí. Tôi ngồi chuyển dịch lại để góp vui theo cảm nhận cá nhân, có thể đã không đúng ý của nguyên tác. PKT  

Qui Gia -Đỗ Mục (803 - 852)

Trĩ tử khiên y vấnQui gia hà thái trì
Cộng thùy tranh tuế nguyệt
Doanh đắc mấn như ti

Dịch Xuôi : Trở Về
Mây Tần

Cháu con níu áo mừng thăm hỏi
Sao ông trở về nhà quá muộn vậy ôngỪ nhỉ , ta đã cùng ai đua tranh quên năm thángĐể lời được gì ngoài hai bên tóc mai, giờ đã trắng như tơ?

Qui Gia
Mây Tần  

Con cháu níu áo hỏi,Sao về muộn vậy ông.Tháng, năm qua được, mất?Cười tóc mai như bông.

Phạm Khắc Trí
2/6/2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét