Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Vĩnh Long Một Thời Gắn Bó - Phần 2

     Vĩnh Long 1970 


(Ngã Ba Cần Thơ - Vĩnh Long 1971)

       Sự thâm nhập vào xã hội và con người Vĩnh Long.
      Ở Cầu Cái cá được một năm .. mình cũng đã quen nước quen cái rồi, cuối tuần nào thứ Bảy, Chúa Nhật nếu không có ca trực thì lính muốn làm gì thì làm, ngoài ra có biến động gì thì họ gõ cái kẻng để binh sĩ tập họp công tác. Sáng cuối tuần cuốc bộ tư Cầu cái ca ngang qua trường Nguyễn Trường Tộ, tà tà theo con đường nhỏ nếu thích ăn món Huế thì ghe vô quán Hương Bình còn không thì nhàn nhã tiến ra phố nhìn người dân sinh hoạt, ghé vô tiệm bán sách vở báo chí Minh Trí mua vài cuốn tuần báo hay đặc san, hoặc truyện tuổi học trò, người Vĩnh Long thật vô tư và lạc quan, rất lịch sự và hòa nhã.

      Tôi ngồi trên cậu Cái cá hóng gió từ sông thổi vào, ngắm nhìn mấy có thiếu nữ đi ngang qua cầu ôi thật là đẹp. Thấy cô Nam (cô Nam dạy ở trường Nguyễn Trường Tộ, còn thầy làm ở bệnh viện Vĩnh Long), cô mở một tiệm cho mướn sách truyện ngay dọc cậu Cái Cá đường vô xóm Bún, nơi đây có căn nhà cỗ của Tây sát bờ sông ( bây giờ thấy vẫn còn do anh Phú chụp),thầy cô rất thương mình coi như con cháu trong nhà thỉnh thoảng anh Dũng con thầy, đi linh Không Quân về phép, thấy cô hay mời mình qua ăn cơm, nhiều khi mình cũng không biết lấy gì để đền đáp lại tấm lòng tốt của Thầy Cô.
      Đối diện với trại lính bên kia đường là nhà dân, có nhà dì Sáu ban cóc,ổi, có quán chè, nước đá nhận tên là quán cây Mận, không có việc làm mình qua nhà dì Sáu mua cóc,ổi. Mình suy nghĩ, dì con đông, nhà lôp bằng lá, mưa nhiều khi cũng dột trên bàn nghe lộp độp, tuy gia đình dì nghèo mà thấy dì và 2 cô con gái L và T. cười nói vui vẻ. hai cô không đẹp nhưng có duyên lúc nào cũng thảo ăn, mời mình ăn món này món nọ. Biết họ cũng có cảm tình với mình nhưng lại làm lơ(thiệt là bức rức) vì mình không muốn họ sẽ khổ vì mình.
      Hôm nọ mình ra bờ sông tắm gặp một chàng thanh niên đang ngồi giặt quần áo của quân đội Mỹ, làm quen biết tên là Thạch Khang, Khang là con nuôi của Ông Trung Sĩ Thach C., lúc nào cũng có hiếu với cha mẹ nuôi, tuy không kết nghĩa nhưng mình coi Khang như là một người bạn nối khố rồi, sau này mình dọn về sống chung với Khang ở Trại lính, nơi đây mới biết thế nào là cách sinh hoạt của họ. Mẹ Khang là người Miền Vĩnh Bình, nên món ăn lúc nào cũng có mùi mắm Bò Hốc làm mình ghiện cho tới bây giờ, bữa ăn nhiều khi thấy thương quá vỏn vẹn mấy con Khô, con Mắm, tô canh mắm bò hốc, mình muốn rớt nước mắt nhưng trong gia đình gia đình họ không tỏ vẻ gì buồn có lẽ họ chấp nhận cuộc sống của Lính là như vậy, mình không ăn cơm ở nhà bếp lính nữa mà đưa tiền cho mẹ Khang mua đồ ăn hàng ngày, có gì ăn đó.
      Khang có người em gái tên Ph, là người Miên học ở Nguyễn Trường Tộ, thấy Ph. có mấy chiếc áo dài trắng ngã màu (vì ít Xà bông, giặt ở sông bị phèn)thấy mà thương nhưng không giúp được gì cho Ph., nhiều lúc trò chuyện dưới ánh đèn dầu thấy tình cảm của Ph, cũng đành cho mình nhưng biết sao bây giờ...

      Tóm lại sau thời gian sống ở khu gia binh, đa số họ là người Vĩnh Long, Sa Đéc, Cần Thơ, lúc nào họ cũng cởi mở những lúc mình đến chơi, nhà họ không có gì ngon để ăn, nhưng họ cũng vui về mời mình ăn cơm, thiệt là xúc động với tình cảm của con người Vĩnh Long.
      Mình không đẹp trai nhưng mấy người Mẹ có còn gái đều muốn gả con gái cho mình, lúc còn ở Sam( ohòng dànhh cho binh sĩ độc thân) nấu một nồi thịt kho hột vịt như thằng chổng chết trôi, Các dì ở trại gia binh nói "con làm rể má đi má sẽ lo cho con tất cả" ( muốn khóc) đến bây giờ mình còn nhớ rõ và nhớ từng người phụ nữ đó, quá tốt với mình mà mình đã làm được gì cho họ. Thiệt là buồn!

      Ông Xóa, Đại Đội Trường gọi mình lên bảo"Qua thấy em còn trẻ, lanh lợi yêu con nít, có khu gia binh nên Qua cử em đi đến Đại Chủng Viện, tìm các sư Huynh để học làm Hướng Đạo Sinh, về dạy lại mấy đứa con nít lêu lổng ở khu gia binh" . Chúa Nhật nào cũng phải mặc đồng phục Hướng Đạo Việt Nam, áo ka ki vàng quần soọc, đến Đại Chủng Viện thụ huấn với mấy Sư Huynh. Nhớ hoài ngày đầu mấy Sư Huynh hát bài Beautiful Sunday quá thích, các sư huynh hướng dẫn về mưu sinh, tập  những bài hát sinh hoạt ngoài trời, phải ghi đầy đủ và học thuộc lòng. Hai tháng sau Đại đội thành lập một đoàn Hướng Đạo Quân Đội khoản 15 em, mình là Huynh trưởng các em là Sói con, thiệt là oai nhe, có xe quân đội đưa đi cắm trại ở Văn Thánh Miếu, Long Hồ, Thiềng Đức.

      Những lúc mình rảnh thì phải gặp các Sư Huynh chỉ dạy thêm. Các Sư Huynh lúc nào cũng hăng hái giúp đỡ cho mình, nhờ họ mà mình được thêm mớ kinh nghiệm và kiến thức của một người Hướng Đạo, thật là ngưỡng mộ và cảm phục. Họ giúp người mà không nghĩ tới mình là đều khó có ai làm được?!
      Các phụ huynh ở khu gia binh ai nấy đều cảm ơn Đại Đội và mình đã dạy dỗ con cái họ không còn lêu lổng như trước.
      Ngỏ lời cảm ơn các Sư Huynh đã truyền thụ võ nghệ cho mình, nhưng họ khiêm cung và bảo "đây chỉ làm theo ý Chúa mà thôi". Thật cảm động vô cùng.

( Sinh Hoạt Người dân ở Vĩnh Long 1973)
      Trở lại gia đình Khang. Có một đêm không thể nào quên được, mình đi gác đêm về đã 11 giờ, mà nhà Khang mình không có gì để ăn, mình ước phải chi bây giờ có tổ cháo cá hay tôm gì ăn thiệt là hết ý luôn, Khang nói : "Tui với bồ đi ra bờ sông ngay chân cầu Cái cá bắt vài con tôm, cá về nấu cháo" mình từ chối. Đang đêm không dám làm phiền vã lại nguy hiểm lắm, Khang nói : "Bồ biết mình là vua lặn rồi phải không, chuyện đó là chuyện nhỏ vả lại tui cũng thèm ăn cháo tôm" (Khang nói để mình không ngại). Khang đi lặn 30 phút sau, bắt được bốn con tôm to bằng cườm tay, ra sau vườn cắt rau rậm, quế, tía tô, hành, ngò thế là có nồi cháo tôm quá ngon, thật trong đời mình khó có người bạn nào đối xữ như vậy với mình như Khang.
      Sau này năm 1977 mình có trở lại Vĩnh Long tìm lại thăm trại gia binh và căn nhà của Khang ở nhưng chỉ còn vài ba căn nhà hoang tàn xơ xác, Vĩnh Long vắng vẻ những người xưa, chốn cũ đã không còn náo nhiệt như xưa nữa. Người Vĩnh Long, những người mình thọ ơn, quý mến thương yêu tất cả đâu hết rồi?.
      Hỏi thăm ra thì sau vài tháng 1975, Khang đã trở về Vĩnh Bình vì bị bệnh mà qua đời (viết đến đây mà lòng mình quặn đau, buồn và tức giận). Nếu cuộc đời cứ yên trôi có lẽ mình đã an cư lạc nghiệp, có gia đình và làm rễ Vĩnh Long rồi.

      Trời ơi là Trời. Viết đến đây mình chỉ biết than Trời! Người Vĩnh Long là thế đó, mình viết ra chỉ là tâm sự của một người không phải là người Vĩnh Long nhưng tâm tư tình cảm của mình là người của Vĩnh Long.
      Mong các bạn gần xa Trang Long Hồ Vĩnh Long đừng cười và thông cảm dùm mình...

Hết Phần Hai


Người xa xứ - 8/3/2014
Thái Lâm



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét